Có lẽ cả cuộc đời này tôi mãi mãi không quên được giây phút ấy, giây phút giữa màn đêm tối tăm, trong không gian vắng lặng chỉ có tiếng kêu thất thanh của mình nhưng lại sức cùng lực kiệt không sao chống cự nổi tên đàn ông đốn mạt và khốn nạn. Hắn ta cười man rợ, cắn mạnh lên bả vai tôi, từng chỗ từng chỗ đau vô cùng. Đôi tay vẫn liên tục vả lên mặt tôi, mùi máu tanh tưởi bốc ra chảy xuống cả miệng. Cơ thể tôi bị hắn lột trần truồng, phía bên dưới, hắn ta đã không sao chịu nổi, mặc cho tôi gào đến rách phổi hắn vẫn mặc kệ đâm thẳng vào giữa đùi tôi. Khoảnh khắc ấy, tôi đau như có ai xé toạc toàn bộ cơ thể, hoảng loạn tuyệt vọng mà vùng vẫy cuối cùng tiếng hét nghẹn lại giữa không trung, nhưng nỗi đau thể xác vĩnh viễn không đau bằng nỗi đau tinh thần. Lớp màng mỏng manh tôi đã từng nghĩ sau này lấy chồng sẽ để dành cho người đàn ông của mình nay bị xé nát. Nước mắt nóng hổi chảy xuống hai bên thái dương, chảy vào cả tai. Hai tay tôi bị hắn giữ chặt, chỉ có thể bấu lấy lớp rơm rạ, khóc như mưa. Vĩnh viễn những ước mơ, hoài bão, những hi vọng về một tương lai tốt đẹp bị chôn vùi ở tuổi mười bảy, ở giây phút này. Tôi gào khóc đến mức không thể khóc thêm nữa, chỉ có những tiếng ư ư khản đặc trong cổ họng. Bầu trời đêm nay đen kịt, giống như tương lai mịt mù của tôi. Gã đàn ông vẫn không chịu buông tha, như con thú điên cuồng cưỡng bức tôi. Giá như có thể chết đi, giá như có thể chết đi còn hơn phải chịu nỗi đau đớn, nhục nhã và tuyệt vọng đến thế này. Phía bên dưới cơ thể tôi đau đến mức tê liệt, tôi ngửa cổ lên trời, đầu óc mờ mịt, phía trước chỉ là màn sương dày đặc.
Tôi không biết hắn ta đã cưỡng bức tôi bao lâu, đến khi có một luồng ánh sáng chiếu vào hắn khiến hắn dừng lại. Đôi mắt tôi mờ đục, máu trên mũi, trên miệng vẫn chẳng ngừng tuôn ra. Đột nhiên tôi thấy gã đàn ông bị một lực đạp mạnh vào. Cả người hắn ngã vồ sang một bên, nhưng giờ đây tôi đã không còn chút sức lực nào, cũng không sao đứng dậy nổi, cả cơ thể trần truồng đầy những vết thương vẫn nằm im trên đống rơm rạ.
Dưới ánh sáng lờ mờ tôi bỗng thấy có một người đang cúi xuống phía mình, nỗi ám ảnh kinh hoàng khiến tôi run lên. Khi người đó tiến sát lại tôi mới dần nhận ra đó là một người đàn ông rất trẻ, hình như anh ta mặc quân phục công an, nhưng giây phút này tôi quá hoảng loạn, gần như đã không còn phân biệt nổi điều gì chỉ thấy anh ta cầm chiếc áo rách tả tơi của tôi bị ném từ đằng xa đặt lên người tôi rồi vội vã cởi chiếc áo quân phục công an đang mặc trên người khoác lên cơ thể trần truồng run lẩy bẩy của tôi. Đầu óc tôi mê man, trong giây lát màn đêm như thuỷ triều ập đến, tôi nghe tiếng người đàn ông cất lên:
– Cậu ở đây xử lý hắn ta, tôi đưa em ấy vào viện.
Cuối cùng, có lẽ tôi không sao chịu nổi nữa ngất lịm đi. Không biết tôi đã ngất đi bao lâu chỉ biết đến khi tỉnh lại đã thấy người đàn ông kia đang bế tôi chạy dọc hành lang bệnh viện. Cả người tôi được choàng lên bởi chiếc áo màu xanh, còn có cả một ngôi sao lấp lánh trên vai, chỉ là máu trên cơ thể tôi thấm ra lớp áo, nhìn cũng không còn nguyên vẹn mà loang lổ còn người đàn ông kia chỉ mặc một chiếc áo may ô lót trong bởi đã nhường chiếc áo bên ngoài cho tôi. Lớp sương trên mi mắt dày đặc, tôi vẫn run lên vì nỗi kinh hoàng, nước mắt vẫn không ngừng rơi.
Tôi được đưa vào bên trong phòng cấp cứu, cơ thể mềm oặt như cọng bún. Khi người y tá kéo chiếc áo quân phục ra khỏi người tôi, tôi đã cảm nhận được sự sững sờ của các y bác sĩ. Lúc này tôi gần như không kiểm soát nổi bản thân, túm lấy chiếc áo quân phục như cố che đi cơ thể đầy những vết thương, gào khóc như điên dại. Mặc cho mấy người bác sĩ ra sức an ủi tôi vẫn không sao bình tĩnh nổi. Một cô bé mới chỉ hơn mười bảy tuổi bị cưỡng hiếp, quả thực là quá sức chịu đựng. Cả một tương lai bị vùi dập, nghĩ thôi tôi đã cảm tưởng như mình đang rơi vào địa ngục. Cuối cùng bác sĩ đành phải tiêm cho tôi một liều thuốc an thần để xử lý vết thương cho tôi. Phía bên ngoài tôi nghe loáng thoáng tiếng nói của người đàn ông nào đó cất lên, người đó nói đừng đem chuyện này ra bàn tán, đừng để tương lai của tôi bị vùi dập bởi những lời mạt sát khủng khiếp, hãy giữ kín chuyện này, hãy chỉ để cho công an điều tra, hãy để cho bác sĩ cứu chữa tôi, còn tốt nhất đừng để thêm có ai biết. Tôi nghe xong đầu óc vẫn như trong một hố băng tối tăm, còn người nói đã tìm được mẹ tôi, nhưng giờ tôi thật sự đã không còn cần mẹ… không còn cần nữa rồi.
Sau khi tiêm thuốc an thần tôi lại ngủ một giấc rất dài. Lúc tỉnh dậy đã thấy mình nằm trong căn phòng trắng toát, người cắm đầy dây dợ, xung quanh chẳng có ai chỉ có một người bác sĩ. Tôi ngước lên nhìn anh ta, đã không còn màn sương dày đặc nên có thể nhìn rõ mặt chợt cảm thấy gương mặt hình như đã nhìn thấy đâu đó hôm qua hôm kia thôi mà không nhớ ra nổi. Thế nhưng điều đó với tôi giờ phút này chẳng còn quan trọng nữa, bởi giây phút hoảng loạn này có nhìn tôi cũng không thể phân biệt nổi ai với ai. Tôi ngồi bó gối, thẫn thờ nhìn ra bên ngoài. Người bác sĩ nhìn tôi khẽ hỏi:
– Em thấy trong người thế nào rồi? Còn đau ở đâu nữa không?
Chỉ là một câu hỏi bình thường thôi, nhưng tôi lại tưởng như có trăm ngàn mũi dao đang xiên vào tim. Tôi ngước lên nhìn anh ta, từ khoé mắt nước mắt lại lăn dài xuống, khóc nấc lên. Tôi rất đau, không phải nỗi đau thể xác, mà một vết cứa sâu trong lòng, tổn thương này sẽ không bao giờ có thể xoá nổi. Cuộc đời này của tôi có lẽ đã tan nát từ giây phút ấy, giây phút tôi đã không còn vẹn nguyên. Tôi khóc nhiều đến mức không thở nổi. Người bác sĩ thấy tôi khóc vội vã tiến lại vỗ vỗ lên vai tôi hỏi:
– Đừng khóc, nói cho anh nghe em còn đau chỗ nào?
Tôi nhìn anh ta, gương mặt còn rất trẻ, thanh cao và đẹp đẽ, không hiểu sao giây phút ấy tôi đã nghẹn ngào hỏi anh ta một câu:
– Anh là đàn ông, có thể trả lời em một câu được không? Nếu là anh, gặp một người như em anh có thể yêu nổi không?
Khi tôi hỏi đến đâu này, tôi thấy gương mặt anh ta có chút lặng đi, xen lẫn một chút sửng sốt. Có lẽ anh ta không thể nghĩ rằng tôi có thể hỏi câu ấy, câu hỏi mà chính tôi cũng không có lời đáp. Câu hỏi mà ngay khi tôi bị cưỡng bức tôi đã ngàn vạn lần hỏi mình. Ban đầu tôi còn tưởng anh ta không trả lời, không ngờ rất lâu sau anh ta lại đáp lại:
– Sao lại không yêu nổi chứ? Em có làm gì sai đâu mà không thể yêu? Đừng khóc nữa, cũng đừng nghĩ ngợi gì, đợi vết thương lành lại mọi chuyện cũng sẽ qua cả thôi.
Qua sao? Dù cho vết thương có lành lại thì cả đời này mọi chuyện cũng sẽ chẳng qua nổi. Đây đâu phải là một vụ tai nạn, sứt đầu mẻ trán mà có thể qua? Anh ta thực sự chỉ đang an ủi tôi mà thôi, có thể sao? Có thể yêu một người như tôi hay sao? Thấy tôi im lặng, anh ta liền đưa cho tôi một quyển sách rồi nói:
– Đây là cuốn sách anh rất thích, em có thể đọc thử. Em mới chỉ mười bảy tuổi thôi, phía trước tương lai còn rất dài và rộng.
– Tương lai sao? Em còn có tương lai sao? – tôi ngơ ngẩn hỏi lại.
– Có chứ, em phải mạnh mẽ lên
– Không đâu, sẽ chẳng còn tương lai gì cả đâu, sẽ chẳng ai có thể chấp nhận người như em cả
– Đừng bi quan như vậy, sao lại không chấp nhận? Nghe anh kiên cường lên, nếu như sau này thật sự không có ai yêu em thì…
Khi anh ta nói đến đây bên ngoài đột nhiên có tiếng cạch cửa. Câu nói ngắt quãng còn chưa kịp nói hết đã bị ngừng lại. Anh ta đặt quyển sách lên trên kệ đầu giường, khẽ dặn dò tôi vài câu rồi xoay người đi ra ngoài. Từ bên ngoài, cửa mở toang, tôi thấy một người đàn ông mặc quân phục bước vào, phía sau hình như còn một người đang mặc thường phục khẽ khép cửa lại rồi lặng lẽ đứng phía ngoài. Tôi ngước lên người đàn ông mặc quân phục, anh ta không phải người đã mang tôi vào viện. Bởi hôm qua dù hoảng loạn tôi vẫn lờ mờ nhìn ra được vóc dáng anh ta không giống thế này. Bên ngoài chợt có tiếng một người đàn bà oang oang, dù cửa đã khép nhưng tôi vẫn nghe được tiếng nói:
– À cái con bé nằm phòng này là con Vân cháu bà Hỷ đấy hả? Đêm qua thấy bảo nó bị thằng Hiếu nhà ông Phú cưỡng hiếp kinh lắm mà. Nghe đâu rách hết cả màng trinh, thế này thì sau này còn ai lấy nữa.
Vừa nghe người ta nói đến đây, tôi cũng không sao thở được, đột nhiên tôi nghe tiếng người mặc thường phục nói hơi lớn:
– Các bà trật tự ra ngoài cho công an làm việc.
Thế nhưng mấy người vẫn tò mò chỉ trỏ:
– Thì các anh cứ làm việc đi, chúng tôi có làm gì đâu.
– Đấy, con bé kia kìa. Như này thì coi như cuộc đời có hẳn vết nhơ lớn làm sao mà gột sạch được.
– Chắc phải đi đâu lấy chồng thôi chứ đàn ông ở cái làng này ai dám lấy nó nữa?
– Tôi có con trai cũng không dám cho lấy nó đâu. Tan nát đời con gái thế này sao mà dám cho lấy chứ?
Rõ ràng tôi chỉ là nạn nhân, vậy mà nay bỗng cảm thấy mình như đang bị khép tội, bị chỉ trích, bị tẩy chay. Từng câu nói thật sự như chém thêm một nhát vào vết thương đang rỉ máu của tôi. Bên ngoài người đàn ông mặc thường phục bỗng có chút mất kiểm soát quát lên:
– Im mồm! Đi ra chỗ khác!
Mấy người đang chỉ trỏ bất chợt im bặt rồi tản ra. Khi đám người đi khuất tôi còn nghe có tiếng người cất lên nho nhỏ:
– Thằng này là công an trên huyện đấy, nghe nói đêm qua nó là người mang con bé Vân vào viện, nhưng thấy bảo vì nó đánh thằng Hiếu nhà ông Phú bị thương nên bị cấp trên kỷ luật, đình chỉ công tác hai tuần. Thằng Hiếu có tội thì có tội chứ công an sao được phép đánh người như thế? Mà thấy có vẻ cũng cục súc nhỉ, quát tháo ầm ỹ lên, cứ như kiểu người nhà con Vân kia không bằng. Bố tổ!
Tôi nhìn người đàn ông đang đứng bên ngoài, vì anh ta quay lưng về phía tôi nên tôi không nhìn rõ mặt, chỉ thấy vóc dáng cao lớn lặng lẽ đứng yên đó. Người đó là người đã bế tôi chạy dọc hành lang viện sao? Phía bên trong người đàn ông mặc quân phục khẽ nói:
– Anh là Sơn, công an huyện mình, theo chỉ đạo của cấp trên anh xuống lấy lời khai. Giờ anh có thể hỏi em vài câu được không?
Chuyện đêm qua tôi bị cưỡng bức như bóng ma luẩn quẩn ám ảnh không dứt. Tôi biết anh Sơn cũng là làm theo chỉ đạo thôi nhưng giờ đầu óc tôi hỗn loạn, dù tôi muốn gã đàn ông đốn mạt kia vào tù, trả giá cho những việc hắn gây ra nhưng giờ tôi cũng không biết mở mồm ra nói thế nào. Bên ngoài cửa phòng bệnh lại lần nữa mở ra, mẹ tôi chẳng biết từ đâu xông tới nhìn anh Sơn rồi cất giọng the thé nói:
– Cậu đi về đi, con tôi vừa bị cưỡng bức làm sao mà ở đây trả lời mấy câu hỏi của các cậu được? Các cậu muốn nó phát điên lên à?
Anh Sơn nhìn mẹ tôi, có chút ngỡ ngàng nhưng vẫn nhẹ nhàng nói:
– Chúng cháu cũng là làm theo quy trình, nếu em ấy chưa muốn trả lời cũng không sao cả, bao giờ tâm lý ổn định lại lấy lời khai sau cũng được. Em cứ nghỉ ngơi đi, đơn kiện cô gửi lên chúng cháu tiếp nhận rồi ạ. Chúng cháu giải quyết sớm nhất có thể nên cô cứ yên tâm.
Nghe anh Sơn nói đến đây, sắc mặt mẹ tôi có chút lúng túng, mẹ tôi liếc nhìn tôi rồi đáp lại:
– Thôi các cậu cứ về đi có vì tôi sẽ gặp sau.
– Vâng! Vậy chính cháu xin phép về trước, đây là số điện thoại của cháu có gì cô cứ gọi vào số này.
Mẹ tôi hờ hững nhận lấy tờ giấy ghi số điện thoại của anh Sơn. Đợi anh Sơn đi khuất mẹ mới nhìn tôi rồi nói:
– Có muốn ăn gì không mẹ mua cho? Nằm xuống mà nghỉ ngơi đi con ạ.
Tôi nhìn mẹ, gần mười tám năm trong cuộc đời đây là lần đầu tiên tôi thấy mẹ nói được những lời nhẹ nhàng thế này. Chỉ đáng tiếc trong một hoàn cảnh quá đỗi bi thương, không biết có phải bởi vì tôi đang phải chịu một nỗi đau lớn hay không mà tôi không cảm động nổi. Đêm qua mẹ đã đi đâu, trong khi ngoại bị tai nạn, tôi bị thương mẹ đã đi đâu? Vì sao khi tôi và ngoại cần mẹ nhất mẹ lại không ở cạnh? Tôi nhìn mẹ không đáp lại lời mẹ nói chỉ hỏi:
– Ngoại sao rồi mẹ?
Mẹ tôi đáp lại:
– Tiền viện phí có người đóng cho rồi, vẫn đang hôn mê, chờ theo dõi để phẫu thuật khối tụ máu não nữa.
Nghe mẹ nói đến đây, tôi khẽ nằm xuống xoay người về phía cửa sổ. Mẹ tôi lại nói:
– Tiền phẫu thuật chắc phải cả trăm triệu, ngoại con sức khoẻ lại yếu nên bác sĩ cũng dặn phẫu thuật sớm.
Không biết có phải tôi hơi nhạy cảm không, nhưng tôi bỗng cảm khó hiểu khi mẹ nói với tôi mấy lời này trong lúc tôi đang tuyệt vọng vô cùng. Mẹ dường như không nhận ra thái độ của tôi vẫn nói tiếp:
– Mẹ định mai kia cho ngoại phẫu thuật luôn. Con cứ nằm đây nghỉ ngơi mọi chuyện mẹ sẽ lo. Tiền nong mẹ cũng sẽ lo, chắc cũng khoảng hơn một trăm triệu hai trăm gì đó, còn thừa thiếu bao nhiêu thì vay mượn sau.
Lúc ấy vì tôi chưa hoàn toàn tỉnh táo, đầu óc mơ hồ nên không hiểu sao mẹ cứ nhắc đi nhắc lại chuyện mấy trăm triệu làm gì. Cũng không nghĩ ra nổi vì sao mẹ lại có đủ tiền để ngoại phẫu thuật. Nhưng quả thực giây phút ấy tôi chỉ muốn nằm ngủ một giấc, một giấc thật dài, chỉ ước tất cả chỉ là một giấc mơ, khi tỉnh lại ngoại tôi sẽ khoẻ, tôi cũng chưa từng bị cưỡng hiếp.
Buổi tối hôm ấy, suốt một ngày nằm trong căn phòng với bốn bức tường tôi rất muốn đi ra ngoài thăm ngoại. Thế nhưng vì sợ những lời đàm tiếu, những lời bàn tán của mọi người nên đến gần mười giờ đêm tôi mới dám lò dò từ phòng mình đi men theo hành lang sang phòng của ngoại. Mẹ tôi không biết đi đâu chỉ thấy trong phòng có người y tá đang kiểm tra lại máy móc dây dợ cắm trên người ngoại. Y tá thấy tôi thì khẽ nói:
– Bệnh nhân giờ đang phải theo dõi để mai tiến hành phẫu thuật nên người không được vào đây.
Thấy y tá nói vậy tôi chỉ đành đứng bên ngoài nhìn ngoại qua ô cửa kính. Mái tóc bạc của ngoại bị cạo một phần, cả người gầy gò cắm đầy những dây truyền. Y tá còn nói với tôi tiên lượng của ngoại không tốt lắm, cũng không thể đi xe đưa lên tỉnh để phẫu thuật vì đường xa ảnh hưởng rất xấu đến tính mạng, chỉ chờ mai các bác sĩ trên tỉnh về tiến hành làm phẫu thuật, cơ hội cũng chỉ là 50:50. Tôi nghe xong, tim cũng quặn lên đau đớn, tôi thương ngoại và thương cả bản thân mình. Đứng nhìn ngoại một lúc rất lâu mẹ tôi vẫn chưa về. Tôi lặng lẽ đi về phía nhà vệ sinh, định rửa mặt cho tỉnh táo rồi chờ mẹ để hỏi mẹ xem rốt cuộc ngày mai ngoại phẫu thuật mấy giờ. Vốn dĩ nghĩ giờ đã khuya rồi, mọi người đi ngủ hết rồi không ngờ trong nhà vệ sinh còn có người. Khi tôi vừa vào rửa mặt chợt nghe tiếng hai người đàn bà cất lên:
– Vừa nãy đi qua hành lang thấy con bé Vân nó đứng ngoài phòng bệnh bà Hỷ. Nghe nói mai bà Hỷ phẫu thuật thì phải, kể ra cũng khổ, bà thì nằm viện, cháu thì bị cưỡng hiếp, cũng là tại con bé Vân này đi vay tiền đóng tiền viện phí cho bà Hỷ nên mới bị cưỡng hiếp đấy.
– Nhà bà Hỷ nghèo như vậy lấy tiền đâu ra mà phẫu thuật nhỉ? Con mẹ thì cờ bạc tự dưng nay bảo phẫu thuật tôi cũng thấy là lạ.
Khi nghe đến đây, tôi bất giác xoay người định bước đi, tôi không muốn nghe, không muốn nghe những lời đám tiếu của mọi người về mình. Thế nhưng đi được vài bước thì tiếng nói phía sau khiến tôi khựng lại:
– Thế bà không biết gì à? Nhà ông Phú sợ thằng con trai đi tù nên mang tiền đưa cho mẹ con Vân, nghe đâu đưa hơn ba trăm triệu gì đó, hơn trăm triệu để phẫu thuật cho bà Hỷ, còn lại là tiền bồi thường cho con Vân, còn giúp mẹ con Vân trả nợ cho đám xã hội đen nữa. Thế nên mẹ con Vân mới rút đơn kiện lại đấy chứ, trong khi đêm qua rõ ràng chính bà ta làm ầm ỹ lên đòi thưa kiện, còn gửi đơn kiện lên công an hôm nay lại rút lại luôn. Trưa nay thằng công an mà đánh thằng Hiếu nhà ông Phú đến viện gặp mẹ con Vân nói hết nước hết tát với mẹ con Vân mà mẹ nó vẫn kiên quyết rút đơn kiện. Nghe bảo thằng công an kia sẵn sàng hỗ trợ bà Hỷ tiền phẫu thuật mà mẹ nó không nghe, chấp nhận lấy tiền nhà ông Phú, còn nói cái gì mà con Vân tự nguyện, cái gì hai đứa chúng nó yêu nhau, con Vân trên mười sáu tuổi rồi nên mẹ nó rút đơn kiện cũng khó làm gì được thằng khốn nạn kia lắm. Thằng công an kia có vẻ tức giận lắm, khổ thân đang yên đang lành đánh thằng Hiếu bị kỷ luật cuối cùng thì nó cũng có sao đâu, mình lại mang vạ vào thân.
Toàn thân tôi như có một luồng sét chạy qua. Trong giây lát tôi mới kịp bừng tỉnh, mới kịp hiểu vì sao hôm nay khi anh Sơn nói đến đơn kiện vẻ mặt mẹ tôi lại lúng túng như vậy, vì sao mẹ liên tục nhắc đến tiền phẫu thuật của ngoại. Tôi lùi chân lại đi ra ngoài, ngồi dưới hàng ghế nhựa hành lang ôm lấy gối chờ mẹ. Không biết tôi ngồi đó bao lâu, không biết đã chờ đợi thế nào nhưng đến nửa đêm mẹ mới về. Dường như mẹ lại vừa đi vào sòng bạc, tôi còn ngửi thấy mùi thuốc lá thoang thoảng bám lên người mẹ. Nhìn thấy tôi mẹ có chút ngạc nhiên hỏi:
– Sao giờ này chưa ngủ còn ở đây?
Tôi không đáp lại lời mẹ, mà hỏi lại:
– Mẹ rút đơn kiện để nhận tiền của nhà lão Phú sao?
Nghe tôi hỏi đến đây mẹ tôi có chút bất ngờ, nhưng rồi rất nhanh mẹ lấy lại bình thản đáp:
– Phải! Kiện tụng làm gì cho rách việc ra, chuyện cũng chẳng tốt đẹp gì, kiện thì mình cũng xấu mặt.
Tôi nghe đến đây, bao uất ức ùa về không kìm được nữa giọng cũng lạc đi:
– Hắn ta là người cưỡng hiếp con, là người cưỡng hiếp con đấy.
– Thế thì sao chứ? Bây giờ kiện để được cái gì hả? Ít ra không kiện còn có tiền cho ngoại phẫu thuật, còn có tiền cho mày sau đi học đại học.
– Con không cần mấy đồng tiền bẩn thỉu đó.
– Mày không cần nhưng ngoại cần, ngoại nuôi mày bao lâu chẳng lẽ mày giương mắt lên nhìn ngoại chết?
Tôi nhìn mẹ tức tưởi nói:
– Chẳng phải có người khác nói sẽ hỗ trợ tiền để ngoại phẫu thuật sao? Sao phải đi nhận tiền của nhà họ?
Mẹ nghe tôi nói đến đây thì ngay lập tức đáp:
– Ý mày là cái thằng công an ấy? Mày nghĩ sao người ta cho không mày cả trăm triệu mày? Tiền từ trên trời rơi xuống cho mày đấy hả? Ít ra nhà lão Phú đền tiền cũng bởi vì con trai lão cưỡng hiếp mày, tiền đó là tiền đền bù cho mày còn thằng công an kia quen biết gì? Nó cho được trăm triệu rồi sau nó đòi lại lấy gì mà trả? Mày ngu cũng phải ngu vừa thôi. Vả lại mày còn một quãng đời dài phía trước, chuyện này giải quyết êm xuôi khỏi phải làm to lên rồi xấu mặt mày chứ xấu mặt ai?
– Chứ không phải mẹ nhận tiền đó để đi đánh bạc à? Chứ không phải mẹ mang đi trả nợ của mẹ sao? Tiền ngoại phẫu thuật có trăm triệu còn hai trăm triệu kia là mẹ giữ lấy đúng không? Con bị cưỡng hiếp thế này là do ai? Là do mẹ đấy, nếu không phải mẹ lấy tiền trong con lợn đất đi con đã không phải đi vay nhà bà Tuyết, đã không phải về muộn, đã không bị người ta cưỡng hiếp khốn khổ, nhục nhã thế này…
Câu nói tôi chưa nói dứt mẹ tôi đã vung tay vả cho tôi một cái rồi gầm lên:
– Ngậm mồm lại cho tao.
– Con nói gì sai sao? Không phải mẹ lại vừa mang tiền vào sòng bạc sao? Có người mẹ nào như mẹ không hả? Khi ngoại bị tai nạn con gọi mẹ trăm cuộc không được, khi con bị cưỡng bức mẹ vẫn đang say mê trong mấy sới bạc. Đến giờ mẹ về nhận mấy đồng tiền bẩn thỉu rồi làm ra vẻ mẹ thương con, thương ngoại, nhưng thực ra mẹ đang chẳng khác gì bán con để lấy mấy đồng tiền rẻ rách cả.
Gân trên trán mẹ tôi giật liên hồi, thế nhưng tôi đã không còn sức lực mà kiên nhẫn với mẹ. Ngay giây phút tôi bị cưỡng bức, người ta phải lùng sục khắp nơi để tìm được mẹ về trái tim tôi cũng như ch.ết rồi. Tôi không cần… không cần bất cứ điều gì từ người mang tên mẹ nữa. Điều duy nhất bây giờ tôi chỉ cần ngoại khoẻ lại, còn những thứ khác đã không còn quan trọng. Khoé môi mẹ mấp máy như muốn nói điều gì nhưng tôi chẳng còn muốn nghe. Rút đơn kiện cũng được, nhận tiền cũng được, mẹ muốn ra sao thì ra. Tôi mệt rồi, sức cùng lực kiệt rồi khẽ xoay người trở về phòng bệnh nằm xuống giường.
Suốt một đêm ấy tôi không sao ngủ nổi, không có thuốc an thần nên mỗi lần nhắm mắt lại nhớ đến hình ảnh mình bị gã khốn nạn kia làm nhục. Cuối cùng sáu giờ sáng tôi cũng dậy rửa mặt rồi đi ra phía phòng của ngoại tôi. Mẹ tôi đang làm thủ tục cho ngoại, tám giờ sáng ngoại sẽ được đưa sang khu phẫu thuật. Khi ra ngoài thi thoảng có người lại nhìn tôi, thế nhưng tôi không còn muốn bận tâm thêm nữa. Những chuyện thế này tôi chỉ có thể đối mặt, không thể trốn tránh.
Đêm qua tôi và mẹ cãi nhau là thế, có điều sáng nay cùng phải lo cho ngoại nên tôi cũng không muốn nhắc lại chuyện đêm qua. Cả buổi sáng tôi không nuốt nổi thứ gì, chỉ gặm mấy ổ bánh mì mà mẹ mua. Đến khi ngoại được đưa sang khu phẫu thuật tôi cũng vội vã theo xe của ngoại. Trước khi tiến hành phẫu thuật bác sĩ lại thông báo với tôi và mẹ về tình hình của ngoại. Bác sĩ nói vết tụ máu của ngoại tương đối lớn, nếu không phẫu thuật ngoại sẽ không sống được bao lâu vì có thể sẽ vỡ mạch máu não trong ngày một ngày hai. Thế nhưng ngoại tuổi đã cao, sức khoẻ lại rất yếu, cơ thể ngoại suy nhược nên ca phẫu thuật này cũng không thể nói trước được điều gì, vậy nên nếu vẫn đồng ý phẫu thuật thì ký giấy, còn không thì tuỳ gia đình, bác sĩ sẽ cố gắng hết sức nhưng tiên lượng cũng không phải khả quan cho lắm.
Tôi nghe những từ chuyên môn không hiểu gì nhiều, khi ấy tôi chỉ cho rằng chỉ cần phẫu thuật là sẽ khỏi, vậy nên tôi vẫn luôn đinh ninh rằng ngoại tôi sẽ sớm khoẻ lại thôi. Mẹ tôi ký giấy xong cánh cửa phòng phẫu thuật cũng khép lại. Tôi và mẹ ngồi hàng ghế nhựa, cả hai chẳng ai nói với ai câu nào, cả khu hành lang tĩnh lặng, im lìm.
Tôi không nhớ tôi và mẹ đã ngồi bao lâu, từng giây, từng phút trôi qua tôi còn nghe được cả tiếng đồng hồ tích tắc. Hai tay tôi đan vào nhau, lặng lẽ nhìn qua lớp cửa dày đặc, đầu óc trống rỗng vô hồn. Mãi đến khi cánh cửa phòng phẫu thuật mở ra tôi mới vội vã loạng choạng lao thẳng đến phía người bác sĩ. Mẹ tôi cũng lao đến hỏi: