Dưới dốc Đại Mãng, binh lính Thổ Phiên đã vọt thẳng tới trước công sự quân Uy Thắng.
Không tuyên chiến, không mắng mỏ.
Vừa lao đến, binh lính Thổ Phiên đã bắt đầu đánh sâu vào công sự ở dốc Đại Mãng.
Cái gọi là công sự, cũng chỉ là đào một vòng chiến hào dưới dốc Đại Mãng, sau đó đào đất ra, đắp lên cạnh chiến hào, dùng như một tường thành tạm thời.
Bởi vì thời gian có hạn, chiến hào đào không sâu lắm, ụ đất cũng chẳng quá cao.
Cũng may quân Uy Thăng của Mạnh Thiên Hải không phải cựu binh, dù sức chiến đấu không bằng tiểu đoàn Thiết Hổ và chiến đội áo giáp đen, nhưng không tới mức nghe tiếng đã chạy.
Hơn nữa vì thắng lợi ở núi Mao Nhi, cũng biết Cửu công chúa ở dốc Đại Mãng, nên sĩ khí không tệ lắm.
Dưới đề nghị của Kim Phi, Mạnh Thiên Hải cũng thay đổi phương thức tác chiến của quân Uy Thắng một chút.
Mỗi binh lính bảo vệ tường đất đều được phát cây trúc.
Chỗ nào ở Xuyên Thục cũng có thứ này, sau khi vót nhọn là có thể dùng như giáo.
Hơn nữa ít nhất cây trúc cũng dài ba bốn mét, có thể chọc chết kẻ địch qua cả chiến hào.
Binh lính quân Uy Thắng sử dụng công sự và giáo trúc, thành công ngăn cản đợt tấn công đầu tiên của binh lính Thổ Phiên, còn thuận thế giết rất nhiều kẻ địch.
Nhưng khi binh lính Thổ Phiên tập trung ngày càng nhiều, áp lực của quân Uy Thắng mỗi lúc một lớn, có mấy chiến hào hơi nông, có khả năng bị binh lính Thổ Phiên công phá bất cứ lúc nào.
Kim Phi đứng ở lưng chừng dốc, nhíu mày nhìn phía dưới.
Lần này tới thành Tây Xuyên, y dẫn theo một ngàn nhân viên hộ tống.
Ngoại trừ Trương Lương đã dẫn chiến đội áo giáp đen rời đi, còn lại 500 người, lúc này tất cả đều theo sau Kim Phi.
Những nhân viên hộ tống nào không có áo giáp đen, chỉ mặc trang phục màu đen của nhân viên hộ tống, ở bên trong, là một bộ áo giáp bằng dây thép.
Rất nhiều nhân viên hộ tống nâng những rương gõ lớn bé đủ loại.
Kim Phi quan sát một hồi, quay đầu nói: “Hàng 1,2 của đại đội 1 đi chỉ viện cho trận địa số 3. Hàng 3 tiếp viện cho trận địa số 5I"
“Vâng!”
Trong đội ngũ nhân viên hộ tống có tiếng trả lời truyền ra, ba đội ngũ nâng rương chạy như bay xuống núi.
Khi mệnh lệnh của Kim Phi truyền ra liên tục, những nhân viên hộ tống đằng sau cũng càng ngày càng ít.
Lúc này nhóm nhân viên hộ tống đầu tiên đã chạy tới trận địa số 3.
Phía dưới trận địa số 3 có đá lớn, chiến hào chỉ đào sâu được 1 mét.
Mặc dù đã chuyển một ít đất đá tới đây để đắp cao tường đất lên, nhưng chỗ này bị Đan Châu liệt vào danh sách mục tiêu trọng điểm cần công phá, nên nhận áp lực lớn nhiều các trận địa khác rất nhiều.
Chiến hào sâu 1 mét, lúc này đã sớm bị thi thể lấp bằng.
Nhưng binh lính Thổ Phiên vọt tới ngày càng nhiều.
Trận địa số 3 gặp nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.
Sau khi nhóm nhân viên hộ tống đầu tiên chạy tới, nhân viên hộ tống nam lập tức xông vào chiến đấu, trợ giúp quân Uy Thắng bảo vệ tường đất, nhân viên hộ tống nữ, nhanh chóng mở rương gõ.
Một lát sau, binh nữ mang những chiếc cung nỏ có hình dáng kì lạ lên tường đất.
Đây không phải là cung nỏ xách tay hạng nặng, mà là một loại nỏ bắn liên tục hoàn toàn mới.
Đời trước khi Kim Phi học cao học, người hướng dẫn của y say mê cung nỏ, từng dẫn Kim Phi và mấy bạn học bận rộn trong phòng thí nghiệm hơn nửa năm, lật vô số sách cổ, muốn phục chế lại nỏ liên hoàn Gia Cát và xe gỗ trong truyền thuyết.
Xe gỗ không được, nhưng nỏ liên hoàn thì thành công rồi.
Mặc dù không biết có làm giống với cái năm đó của Gia Cát Lượng không, nhưng đúng là có thể bắn được nhiều phát liên tiếp.
Hơn nữa ở trong phòng thí nghiệm có máy tính hỗ trị mô phỏng và tính toán, giáo sư dẫn đám người Kim Phi chế tạo ra nỏ liên hoàn còn có tính khoa học hơn cả nỏ liên hoàn của Gia Cát mà sách sử ghi lại, tốc độ nạp và lên dây càng nhanh hơn.
Mặc dù uy lực không thể so với cung nỏ hạng nặng bắn một phát, tầm bắn cũng gần hơn, nhưng một lần lại bắn được mười mũi tên.
Lên google tìm kiếm từ khóa truyenazz để đọc những truyện ngôn tình, tổng tài nhanh và mới nhất nhé! Bên khác copy sẽ thiếu nội dung chương đó ạ!