Nói xong lại đưa bát rượu tới mũi ngửi: “Hương thơm tới gần mũi thì lại không còn nồng như thế nữa...”
“Thôi đừng nói nữa, thử luôn đi”.
Kim Phi giục.
Quy trình nấu rượu của Đại Khang còn lạc hậu, khó tránh khỏi việc cặn kết tủa trong rượu khiến màu hơi vẩn đục.
Advertisement
Vì vậy trong văn hóa rượu của Đại Khang có câu nói rượu đắt nhất ở độ tinh khiết.
Độ đục của rượu cũng là tiêu chuẩn quan trọng để Đại Khang kiểm tra rượu, rượu càng trong thì chứng cách làm tốt, ít tạp chất.
Advertisement
Rượu đục gần như đồng nghĩa với rượu kém chất lượng.
Nửa vò rượu mà Kim Phi mang về đã được chắt lọc và chưng cất nhiều lần, gần như đã không còn chút cặn nào, màu rượu gần như trong suốt.
Nếu như xét về độ trong thì nó nhất định sẽ là loại rượu tốt hàng đầu.
Nhưng đánh giá ưu nhược điểm của một loại rượu không chỉ là màu sắc, cái quan trọng nhất chính là hương vị.
Đáng tiếc ở kiếp trước Kim Phi không thích uống rượu, sau khi xuyên không về, đây cũng là lần đầu tiên uống lại. Không có cách nào để đánh giá mức độ hiện tại của rượu Đại Khang, chỉ có thể tìm Khánh Mộ Lam – người đã từng uống rượu đến thử.
“Đúng là lộc trời ban”.
Khánh Mộ Lam bưng bát rượu lên nhấp nhẹ một ngụm.
Sau khi vào miệng không lập tức nuốt ngay mà ngậm trong miệng một lúc, sau đó mới nhắm mắt lại từ từ tận hưởng.
“Đừng có bày ra cái vẻ mặt trái tim mùa xuân đáng ghét ấy nữa, mau nói đi, thế nào?”
Kim Phi lại giục.
Mà lần này Khánh Mộ Lam không hề đáp trả lại mà say mê cảm thán:
“Ngọt thơm ngào ngạt, vào miệng êm ái, hương rượu thanh khiết không đắng nơi cổ họng, nếu như không phải lẫn với một hương vị tạp chất khó tả, tuyệt đối không hề kém rượu hảo hàng mà hoàng cung ban thưởng”.
“Thật sao?”
Đối với đánh giá cao này của Khánh Mộ Lam, Kim Phi có chút bất ngờ.
“Đại ca của ta thích uống rượu, mấy năm nay ta theo huynh ấy uống không ít loại rượu ngon ở khắp các nơi, loại rượu này là loại rượu ngon thứ hai trong tất cả các loại mà ta từng uống, có thể được gọi là rượu ngon hảo hạng”.