Hiểu Linh không biết khả năng nhiều chuyện của nữ nhân nơi này lại mạnh mẽ đến vậy hoặc do chuyện cô tạo ra chiếc máy tuốt lúa làm họ phấn khích mà ngay ngày hôm đó câu chuyện một truyền mười, mười truyền trăm lan khắp cả làng cả tổng. Ngày hôm sau, mấy người cùng đội với Hiểu Linh đã sang nhà cô từ rất sớm để cùng mang đi chiếc máy tuốt lúa. Bọn họ dù háo hức đến mấy cũng không thể tự tiện đến nhà Trần Ngũ Nương mang nó đi khi chưa có sự đồng ý của Hiểu Linh.
Hiểu Linh đương nhiên không phải tốn chút sức nào để vận chuyển cá máy ấy. Tất cả đã được người cùng đội lo lắng. Máy tuốt còn chưa tới cổng nhà Trần bá mẫu, Hiểu Linh ngẩn người vì có rất nhiều người đứng chờ ở đó. Không nhẽ có ca bệnh đột xuất nào ư? Nhưng cũng không thể tập trung đông đến vậy. Vừa thấy Hiểu Linh, mọi người đã xôn xao:
- Tới rồi… tới rồi kìa.
- Rốt cuộc cũng tới rồi. Hôm qua ta nghe kể quá sức hấp dẫn, hôm nay còn chưa chuẩn bị đập lúa bên kia mà phải chạy sang đây xem trước mới được.
- Đúng đúng.. ta cũng là như vậy. Tranh thủ xem một chút rồi về… Có khi nên này xong rồi cũng có thể mượn máy tuốt một chút
- Xí.. ngươi nói dễ nghe như vậy. Ngươi quan hệ tốt với Phạm tu văn sao mà đòi mượn.
Tới đây thì Hiểu Linh đã rõ mọi người tập hợp nhau ở đây làm cái gì. Cô bất đắc dĩ cười cười. Người nông dân a… luôn có tình yêu bất tận với ruộng đồng, nông cụ. Giờ có một thứ giúp họ đỡ mệt nhọc hơn nhiều lắm thì dù mới nghe thôi cũng muốn được nhìn thấy một lần dù đang mùa màng bận rộn.
Hiểu Linh chỉ khẽ gật đầu chào với những người đang chào hỏi cô rồi mở đường đi thẳng vào sân nhà Trần bá mẫu. Cô để mọi người đặt ghép hai bộ phận máy tuốt lại với nhau rồi kiểm tra một chút mới cho vận hành. Một người trong đội hồ hởi:
- Phạm Tu văn.. cô ngồi uống nước, việc này để chúng tôi làm. Cô ở ngoài xem thao tác có đúng không nhé?
Hiểu Linh gật đầu:
- Vâng. Mọi người cứ làm.. ta sẽ nhìn xem. Có gì cần điều chỉnh, ta sẽ nhắc nhở. Phần tuốt ta nghĩ hai người đứng làm cũng vừa. Như vậy sẽ nhanh hơn.
Bọn họ liền lập tức phân công công việc. Hai người phụ trách khuân lúa, hai người đứng máy, một người quay tay trục… Giờ lại có chút ngẩn người… Chỉ cần năm người làm là đủ rồi.. những người khác chưa được phân công thì có phần sốt ruột. Lần đầu tiên, việc làm công của làng lại được mọi người tranh nhau làm. Hiểu Linh lập tức phải giảng hòa:
- Năm người làm.. năm người nghỉ. Nửa canh giờ đổi ca một lần, mọi người cũng đỡ mệt mỏi a.. Không phải vội.
Ai đó trong số tổ đội lắc đầu:
- Ba người chúng tôi lát thay phiên bọn họ làm. Tiểu Trần đại phu sáng nay bất ngờ có ca khám bệnh nên còn bận rộn, Phạm Tu văn ngồi xem là được rồi.
Hiểu Linh cười cười cũng không tranh việc.
- Vậy tùy mọi người phân công.
Nhóm đầu tiên được sử dụng máy tuốt lúa thì vui sướng đến rạo rực, lưng dường như cũng thẳng hơn nhiều lắm. Có rất nhiều người đang đổ dồn ánh nhìn về phía họ. Bọn họ phải làm việc cho tử tế, không thể phụ công lao Phạm tu văn đã tạo ra chiếc máy thần kỳ này được.
Tốc độ trục quay càng nhanh, tiếng hạt lúa rào rào bay ra càng rõ ràng. Tiếng người dân ồn ào vui vẻ rộn rã khắp sân nhỏ. Mọi người rốt cuộc xem đã con mắt, nghe đã tai rồi cũng phải tiếc nuối giải tán để về làm việc của tổ đội mình.
- Máy này năm sau mà có nhiều vài cái là dân ta nhàn rồi nhỉ.. Tiếc quá.. năm nay mới có được một chiếc.
- Trong số các ngươi có ai thân thiết một chút với nhóm người bọn họ không? Xong đó có thể mượn nhờ một chút. Với tốc độ này thì một buổi sáng bọn họ làm xong rồi. Máy để không cũng bỏ phí a…
Đám trẻ con rảnh rỗi không có việc gì thì vẫn tập trung vui vẻ ở đó chơi đùa. Vài người nam nhân khi thấy đám nữ nhân đi hết cũng mạnh dạn bước tới xem. Gia đình bọn họ không có nữ nhân nên hiện không phải tham gia thu hoạch. Nhưng nhà ai mà chẳng có ruộng, ít thì dăm ba xào, nhiều thì một mẫu.. Mỗi lần đến dịp thu hoạch cũng vất vả nhiều lắm. Thời điểm mùa vụ ai cũng bận rộn cả, dù có tiền cũng chẳng thuê được người. Giờ có chiếc máy như vậy, bọn họ cũng muốn nhìn, muốn biết để có thể sử dụng một chút.
Truyện đề cử: Chồng Cũ Cuồng Bạo Thế Này Sao?
Mấy người nam nhân bọn họ cùng cảnh ngộ thì cũng gần gũi nhau hơn. Bọn họ nhìn nhau một hồi thì một người quyết định đi tới gần chỗ Phạm Hiểu Linh nói chuyện:
- Phạm… Phạm Tu văn… Ta.. ta có thể nói chuyện với ngài một chút không?
Hiểu Linh ngẩn người nhìn người nam nhân kia.. Người này chẳng phải là vị nam chủ quán bán bánh cuốn ở chợ làng sao. Hắn ta hỏi cô có chuyện gì? Hiểu Linh lịch sự đáp lại:
- Có chuyện gì sao?
Nam nhân kia có phần lúng túng nên nói khá nhanh:
- Ta.. ta là muốn hỏi.. sau này thu hoạch lúa, chúng ta có thể thuê máy tuốt của Phạm tu văn để dùng không? Ta biết là nhà Phạm tu văn cũng có ruộng cần thu hoạch.. nhưng sau đó chiếc máy này cũng nhàn rỗi mà đám nam nhân chúng ta cũng muốn trông cậy vào thứ này để đỡ vất vả hơn một chút.
Hiểu Linh lúc này rốt cuộc hiểu ra bọn họ muốn gì. Cho thuê máy tuốt sao? Một ý tưởng không tệ chút nào. Có điều, thứ này làm không khó, thợ mộc mới học cũng có thể làm được. Nó sớm muộn cũng sẽ phổ biến mà thôi… Nếu như cô đưa kiến nghị để làng trích tiền công quỹ làm máy tuốt lúa rồi để bà con sử dụng, thu chút phí bảo trì như chiếc cối xay chạy bằng sức nước thì sao? Nếu làm như vậy, danh tiếng của cô ở cái làng này, thậm chí sau này truyền sang các nơi khác cũng cực tốt. Vừa hay.
Những ý nghĩ chạy nhanh qua đầu Hiểu Linh để rồi cô chốt lại phương án cuối cùng. Tiền từ máy tuốt lúa này cô không thể kiếm, nhưng danh tiếng thì đảm bảo thu bội. Cô cười nói:
- Việc ta tạo ra chiếc máy này cũng vì thấy công việc đập lúa quá mức vất vả. Hiện giờ vất vả cho ta.. sau này thu hoạch lúa, phu lang ta phải làm việc cũng vất vả cho hắn. Nên ta đang nghĩ đến bữa tiệc làng, ta sẽ ý kiến để Trần lý trưởng cùng các Phó lý ngũ hương xem xét làm mấy chiếc máy tuốt. Xem như nó là tài sản của làng. Mọi người ai cũng có thể dùng.
Đám nam nhân sửng sốt khi nghe ý định của Hiểu Linh. Phạm tu văn không định giữ chiếc máy này cho nhà mình mà còn muốn hiến cho làng sao? Điều này.. điều này thật ngoài sức tưởng tượng của bọn hắn. Người kia lắp bắp:
- Vậy… vậy… cảm ơn Phạm tu văn….
Hiểu Linh cười, nhẹ đáp lại:
- Không có gì. Chuyện nên làm cho làng mà thôi.