Buổi tối nọ, khi ông Thành đang ngồi chơi cờ một mình thì điện thoại đổ chuông. Tuy bị quấy rầy nhưng ông ta không hề bực tức. Làm sao lại giận cho được khi người ông ta tìm bao năm đã có manh mối, chỉ là có điều làm ông ta kinh ngạc.
"Sao tên đó lại quen biết với Văn Tường? Trường Thịnh có biết tới hắn không?"
Không biết người bên kia nói gì nhưng hẳn phải là câu trả lời khiến ông Thành tương đối hài lòng. Chân mày vốn đang cau lại từ từ giãn ra, ông ta đặt quân cờ xuống bàn, bình thản bảo:
"Giết hắn đi! Bằng mọi cách!"
Ông Thành đặt điện thoại sang một bên, giơ bàn tay lên ngắm nghía. Dưới ánh đèn, từng đốm đồi mồi lộ rõ.
"Đã già thật rồi! Không thể tiêu phí thời gian như thời trẻ nữa!", ông ta bỗng nói, giọng ẩn chứa sự nuối tiếc.
Ông ta không cho phép bất kỳ ai nắm giữ điểm yếu trí mạng của mình. Một kẻ mạnh thực thụ thì không thể có yếu điểm được. Bàn tay già nua này đâu phải chưa từng dính máu, dính thêm chút nữa cũng có sao đâu.
***
Sức khỏe Nghi đã ổn, cô xuất viện về nhà và bắt đầu đi làm lại. Mọi người trong công ty nhìn thấy cô như kiến thấy đường, hăm hở vây quanh. Người thì nhiều nhưng có mấy ai thật lòng quan tâm cô đâu chỉ cố làm sao moi được thông tin để ngồi lê đôi mách. Nghi rất chán ghét nhưng đành sống chung với lũ, miễn cưỡng cười trừ cho qua.
Tan làm là cô về thẳng nhà, không muốn lang bạt ở đâu khác. Nhà đơn giản là nơi khiến cô thấy thoải mái nhất, đối lập với thế giới bên ngoài ngộp thở và đầy giả dối.
Nghi cùng mẹ ra sau vườn hái chút rau dại đem nấu canh, lại quăng lưới bắt cá ở ao làm cá chiên. Hai mẹ con mỗi người một tay chẳng mấy chốc cơm nước đã xong xuôi. Tuy nhiên họ chưa ăn vội, muốn đợi ông Năm về ăn cùng. Thế nhưng đợi đến khi cơm nguội canh lạnh mà chưa thấy người đâu.
"Mẹ ơi, ba có nói đi đâu không mẹ?", Nghi lo lắng hỏi mẹ.
"Con quên rồi sao? Hôm nay là ngày giỗ bạn của ba mà!", bà Năm bảo.
"À đúng rồi nhỉ, con quên mất!"
Nghi chợt vỡ lẽ, ba cô năm nào cũng vậy, vào ngày này đều đi viếng mộ bạn. Mà ngộ ở chỗ ba chỉ đi một mình, không cho mẹ con cô theo. Mẹ cũng chưa có dịp gặp mặt hay nghe ba nhắc gì tới người bạn đó bao giờ.
"Nhưng sao ông ấy về trễ thế, mọi lần về sớm lắm mà, bây giờ đã bảy giờ tối rồi, không biết xe cộ có hư hỏng gì không nữa!"
Bà Năm đứng ngồi không yên, đi ra đi vào trông ngóng. Nghi thấy mẹ lại muốn đứng lên liền níu tay mẹ, trấn an:
"Được rồi mà mẹ, mẹ ngồi đi, chắc ba về cũng gần tới rồi đó. Chân đang nhức mà mẹ cứ đi hoài làm sao đỡ?"
Chân mẹ dạo này cứ đau nhức, Nghi khuyên đi bác sĩ khám mãi nhưng mẹ cứ bỏ ngoài tai. Bà Năm sợ phải nghe con gái cằn nhằn nữa nên xuôi theo ngồi xuống.
Đúng lúc này thì bên ngoài vang lên tiếng động cơ xe máy, ông Năm đã về. Nghi chưa kịp ra đón đã thấy ba chật vật đi vào, quần áo lấm lem bùn đất, mặt mũi lại bầm tím vài chỗ.
"Ba, có chuyện gì vậy?"
"Ông có làm sao không?"
Nghi và mẹ vội đỡ ông Năm ngồi xuống ghế. Ông Năm trấn an họ:
"Không sao! Chỉ là trời tối không tránh được ổ gà nên té xe thôi mà!"
"Thật không? Sao lại bất cẩn như thế?", bà Năm trách chồng, mắt ngấn nước.
"Bà đừng lo, tôi da dày, không sao cả! Hai mẹ con ăn trước đi, để tôi đi tắm cho sạch cái rồi ra ăn sau."
Ông Năm tập tễnh bước ra nhà sau, Nghi muốn đỡ nhưng ông xua tay. Bà Năm biết tính chồng, liền kéo con gái ngồi vào bàn ăn trước. Chồng bà không thích lằng nhằng, ông ẩy bảo ăn trước mà cứ đợi thì lát ra lại giận cho xem.
Ông Năm tùy tiện lấy đại một bộ đồ rồi đi vào nhà tắm. Sau khi đóng cửa lại, ông chống tay lên tường, khó nhọc thở dốc, trán túa mồ hôi. Ông ngồi bệt xuống sàn, từ từ cởi áo ra, ngay bên hạ sườn phải là một miếng gạc lớn hay vì lớp da màu đồng. Tiếng rên rỉ cố kiềm nén nãy giờ thoát khỏi cổ họng.
Ông đã gạt vợ con mình, không có ổ gà nào ở đây cả. Ông đã phải vật lộn với kẻ lạ mặt để giữ lấy mạng sống của mình. Ông tuy ít học nhưng đã đoán được ai muốn giết mình. Nhân quả tuần hoàn, trốn tránh bao năm cuối cùng ngày này vẫn tới. Hai mươi lăm năm trước ông may mắn sống sót chỉ sợ lần này phải về chầu trời.
"Đồ khốn máu lạnh!", ông Năm nhỏ giọng mắng.
Cố sức đứng dậy, ông Năm vốc nước rửa sạch bùn đất trên người rồi mặc đồ vào. Ông cố gắng tỏ ra bình thường để vợ con không nghi ngờ gì.
"Cá chiên ngon thế!"
"Mẹ làm đó ba, ba ăn miếng đi!"
"Vẫn ngon như mọi khi!"
"Cái ông này, đừng có mà nịnh!"
Một nhà ba người vui vẻ dùng xong bữa cơm. Tối đó ông Năm mất ngủ, nằm trên giường trằn trọc mãi. Ông cảm thấy tỉnh L không còn an toàn nữa chắc cả nhà phải chuyển đi nơi khác mà sống thôi. Nhưng phải tìm lý do gì để nói với vợ và con đây.
Vết thương ở bụng vẫn đau âm ỉ, ông Năm nhìn vợ đang say giấc bên cạnh, không dám rên rỉ. Ông suy nghĩ đủ đường, tới gần sáng thì mắt bắt đầu sụp xuống, ngủ mất. Ngày nghĩ gì đêm mơ đó, câu này không sai, ông Năm gặp ác mộng. Chuyện năm xưa vốn đã bị thời gian phủ bụi nay lũ lượt sống dậy. Ông lần nữa bị người cầm dao đuổi theo, phải bỏ chạy bạt mạng. Khi vợ lay gọi thì ông mới tỉnh giấc, cả người đầy mồ hôi.
Một ngày nữa trôi qua, ông Năm vẫn chưa nghĩ ra lý do thích hợp, không khỏi bất an. Mẹ con bà Năm nhận ra ông ấy khác lạ tuy nhiên hỏi đến thì ông lại chối bay chối biến.
Khi màn đêm buông xuống, điều ông Năm lo sợ đã xảy ra, kẻ thù đã tìm đến tận nơi. Cả nhà ông Năm chìm vào giấc ngủ không hay biết những thùng xăng được tưới vô tội vạ lên vách, lên cửa nhà mình. Những kẻ bịt mặt sau khi khóa hết cửa trước cửa sau thì cho một mồi lửa. Nhà gỗ bắt lửa nhanh chóng, giữa đêm khuya nó như ngọn đuốc cỡ lớn, tỏa ra sức nóng kinh người. Bọn chúng chụp lại cảnh này rồi rời đi.
Ông Năm là người đầu tiên tỉnh giấc, ông vội lay vợ:
"Dậy mau bà ơi, cháy nhà rồi, cháy rồi!"
"Sao lại cháy cơ chứ?"
Bà Năm hốt hoảng bật dậy, trong nhà toàn khói là khói, bà che miệng ho sặc sụa. Thấy vợ lục tung tủ đồ muốn lấy tiền vàng, ông Năm kéo tay vợ, quát:
"Kệ mấy thứ đó đi! Bà mau tìm con rồi lo chạy ra ngoài nhanh!"
"Ba, mẹ, chúng ta mau chạy đi!"
Hai vợ chồng vừa mở cửa phòng thì gặp Nghi, cả nhà lập tức dìu dắt nhau chạy về phía cửa. Nhưng kẻ xấu đã khóa ngoài hòng chặt đứt đường thoát thân của họ.
"Cửa mở không được ba ơi!"
Nghi cố sức mở cửa nhưng không được, ông Năm ra tay nhưng kết quả vẫn y vậy. Qua khe cửa nhỏ, ông nhìn thấy ở khóa bên ngoài, tức giận chửi bậy. Nhất định là do người kia sai khiến rồi, đến anh em ruột thịt còn nỡ xuống tay thì nói gì tới nhãi nhép như ông.
Lửa cháy lan tới xà nhà, Nghi nghe thấy tiếng răng rắc, mặt tái nhợt. Bà Năm ôm lấy con gái, giọng run rẩy như thể sắp khóc đến nơi:
"Làm sao đây ông, xà nhà sẽ rơi xuống mất!"
"Để tôi tìm cách phá cửa!"
Ông Năm không ngừng đá mạnh vào cửa nhưng vô dụng. Ông tự trách chính mình sao ngày trước lại xây quá chắc chắn. Khói cay xè làm mọi người ho sặc sụa, bà Năm quỳ rạp xuống đất. Nghi tìm được tấm khăn, cẩn thận lấy bình trà thấm ướt rồi đưa cho mẹ.
Mấy thanh gỗ trên trần bắt đầu rơi xuống, một trong số chúng đập vào lưng ông Năm. Da thịt bỏng rát không gây cản trở gì đến ông Năm, ngược lại ông còn khiến ông dốc hết sức lực.
Sau khi ông đánh gãy hết hai chiếc ghế sắt thì đã tạo được một lỗ hỏng trên vách. Ông ra sức đạp thêm vài cái để nới rộng rồi quay sang bảo Nghi:
"Con mau lại đây, con chui ra trước rồi đỡ mẹ!"
"Dạ!"
Tình thế cấp bách Nghi cũng không nhiều lời. Với sự trợ giúp của ba, cô an toàn chui ra ngoài. Ông Năm chạy đến đỡ vợ, khi bà Năm mới ló được nửa người thì xà nhà bắt đầu sập xuống. Việc ông Năm có thể làm ngay lúc này là dùng thân mình che cho vợ thoát thân.
"Ông mau đưa tay đây, nhanh!"
Bạn đang đọc truyện mới tại truyen azz com.vn. Truyện được cập nhật liên tục .Hãy nhớ hàng ngày vào đọc bạn nhé! Bên khác copy sẽ thiếu nội dung chương đó ạ!