- Mạch Khê, muội hứa sẽ đi năm canh giờ rồi về nhé!
Cường Chân lo lắng nhìn theo tôi, miệng vẫn không ngừng căn dặn đủ điều. Tôi vừa nghe vừa vâng dạ liên tục, không quên đưa tay chỉnh lại đồ đạc một lần nữa cho chắc. Huynh ấy luôn xem tôi còn bé lắm, trong khi đó năm nay tôi đã vừa tròn 17 tuổi. Cha mẹ đã mất sau đợt lũ càn quét khủng khiếp vừa rồi, chỉ còn hai anh em tôi nương tựa nhau mà sống. Thôn làng cũng trở lên ảm đạm hơn nhiều so với lúc trước, người dân thưa thớt, lặng lẽ sinh tồn giống như những cái xác không hồn. Cái nghèo bao trùm thôn quê đã mấy chục năm nay.
Cường Chân vẫn đều đặn cứ 7 ngày lại vào kinh thành một chuyến, xin làm tiểu nhị cho các quán ăn. Họ chỉ trả vài xu mỗi ngày, nhưng cũng tạm để lo từng bữa ăn cho hai anh em.
Tôi từ bé đã học được chút ít y thuật của cha, nên sáng nào cũng lên rừng tìm kiếm các vị thuốc mới, đến chập. choạng hoàng hôn xuống thì về. Qua ngày, tôi gom được một số lượng thuốc kha khá, bán chỗ này đi chắc cũng phải được vài chục đồng. Nghĩ là làm, hôm nay tôi xách giỏ, quyết vào. kinh thành một phen. Cường Chân vẫn rất lo lắng, huynh ấy cho rằng, một thân thiếu nữ yếu đuối, tay không trói nổi gà của tôi mà lặn lội lên kinh thành là một điều gì đó rất khó khăn. Tôi chỉ cười khì, đưa tay võ ngực, khẳng định chắc chắn:
- Muội hứa sẽ trở về nguyên vẹn cho huynh, được chưa nào?
Nói rồi, tôi xoay người với lấy giỏ thuốc đã gói ghém cẩn thận, bước nhanh ra cửa. Bỗng Cường Chân kéo tay tôi lại, nhìn tôi trầm ngâm nói:
~ Tốt nhất muội hãy cải trang thành nam cho huynh. Kinh thành là chốn phức tạp, hạng người nào cũng có đủ cả, muội cứ thế này lên kinh, thực xui xẻo thì ắt sẽ xảy ra chuyện.
Nghĩ cũng đúng, phần để Cường Chân yên tâm, tôi quay lại trong phòng, vén tóc thật cao, đoạn lấy bộ quần áo của Cường Chân mặc vào. Lúc này, huynh ấy mới mỉm cười thỏa mãn.
Chào từ biệt xong, tôi hớn hở lên đường vào kinh. Từ bé, tôi chỉ vào kinh đúng hai lần khi lên bốn. Lần đó, cha cũng vào. kinh thành bán lá thuốc, tôi nài nỉ, khóc lóc mãi cha mới cho đi cùng. Kinh thành phồn hoa, đông đúc, đẹp đẽ, trái ngược hẳn với thôn làng hẻo lánh, cô quạnh quanh năm của chúng tôi làm tôi háo hức vô cùng. Tôi thích nhất những chiếc kẹo hồ lô to tròn, ngọt lịm, không biết sau bao năm quay lại, hương vị của nó vẫn còn như năm ấy không.
Cảnh vật xung quanh tươi mát, mùi bùn đất thỉnh thoảng xộc thẳng vào mũi, làm tôi hắt xì liền mấy lần. Đường lên kinh thành phải đi qua một mảnh rừng rậm rạp, ẩm ướt. Tôi hơi sợ chút, nhưng cũng nhanh chóng lấy lại tinh thần ngay. Khu rừng này ít người đặt chân đến, bởi cây thuốc thì ít mà bọ rệp. thì nhiều vô kể, nếu lỡ bị chúng cản, cả người sẽ nổi mẩn rất khó chịu.
Men theo lối mòn trong rừng, tôi nhặt tạm nhánh cây bên rìa để chống cho khỏi trượt ngã. Hơi sương làm đường mòn trở lên trơn trượt, rong rêu bám vào càng khó đi. Thỉnh thoảng tôi bắt gặp một vài bước chân mờ nhạt, có thể là bước chân của Cường Chân chăng? Nghĩ đến Cường Chân, tôi lại bật cười. Giờ này huynh ấy chắc đang lo lắng cho tôi lắm. Khi trở về, tôi sẽ mua cho huynh ấy một đôi giày mới, đôi giày vải huynh ấy đeo hằng ngày đã mòn cả gót mất rồi. Chắc chắn, Cường Chân sẽ rất vui.
Ngồi bên bìa rừng nghỉ một lát, bất chợt tôi nghe thấy có tiếng chân ngựa phi dồn dập. Tôi đảo mắt quan sát xung quanh, có người cũng đến đây sao? Tiếng ngựa phi mỗi lúc một gần, tôi vội vã trốn tạm vào một bụi cây um tùm cạnh đó. Chừng một khắc sau, khoảng hơn chục người đàn ông đuổi nhau lao tới. Trên tay họ đều cầm những thanh gươm sắc lạnh, thỉnh thoảng còn có máu rỉ ra từ đó, đôi mắt họ hung dữ, láo liên tìm kiếm khắp nơi. Tôi đưa tay bịt chặt miệng, cơ thể run cầm cập, cố gắng giữ yên lặng một cách tốt nhất, trong đầu không ngừng kêu than: "Ông trời đối xử thật tàn nhẫn với †a màt”".
Kẻ đứng đầu trong số họ, tôi đoán thế, vì hắn mặc bộ giáp khác hẳn những kẻ khác, tướng mạo cũng uy quyền hơn rất nhiều, đôi mắt hản sắc sảo, lạnh lùng như băng, thâm trầm mà độc ác, chính giữa trán có nốt ruồi son kỳ lạ. Hắn cất giọng trầm đục, khàn khàn ra lệnh:
~ Lôi nó ra đây!
Lập tức, một kẻ khác túm cổ một người đàn ông áo đen, ném hắn quỳ rạp dưới chân ngựa. Hẳn sợ hãi, chắp tay lia lịa, mồ hôi vã ra như tắm, hết sức van lơn:
- Hoàng, hoàng,... Thiếu gia... Xin tha chết cho thần... Van người... Thiếu gia...
Kẻ được gọi là thiếu gia kia nhếch mép cười khinh bỉ:
- Các ngươi cấu kết với hoàng thái hậu làm nhiều trò hèn sau lưng ta, ngươi nghĩ ta sẽ dễ dàng tha chết cho tay sai của thái hậu ư?
Sau đó, hắn phẩy tay, ngay tức khắc, người đàn ông đáng thương kia một đao chết ngay lập tức.
Tôi thực sự sợ hãi, cảnh tượng thê thảm này lần đầu tiên trong đời tôi chứng kiến. Cánh rừng này hoang vu, mà chúng phải lôi người đàn ông đó vào đây để giết chết, chứng tỏ chúng muốn giữ bí mật tuyệt đối vụ việc này. Tôi chỉ muốn chạy thoát nhanh khỏi đây, chúng mà biết tôi có mặt ở đó, chắc chắn sẽ giết người diệt khẩu.
"Lạo xạo, lạo xạo!", tôi khẽ quay sang nơi tiếng động vừa phát ra bên cạnh, một con rắn to lớn ở đó từ lúc nào, há miệng, phùng mang chực tôi bổ nhào tới. Tôi hét lên một tiếng thật to, nhảy phốc ra khỏi bụi cây đang lẩn trốn. Nhóm người độc ác kia sửng sốt, trừng mắt nhìn tôi giận dữ. Xui xẻo. thay, do tôi cử động quá mạnh, mảnh vải buộc tóc của tôi rơi xuống dưới đất, làm tóc tôi bung ra. Tôi vừa đi vừa giật lùi nhìn chúng. Đôi mắt sắc lạnh của vị thiếu gia kia nhìn xoáy sâu vào tôi, như muốn đem tôi ra mà nghiền nát vậy.
Mạch Tiểu Khê ơi là Mạch Tiểu Khê, phen này, ngươi chết chắc rồi!
Tôi chẳng kịp nghĩ gì nhiều, ba mươi sáu kế, chưồn là thượng sách, bèn dùng hết sức lực chạy thật nhanh hòng thoát khỏi chúng. Trái với suy nghĩ của tôi, không hề có bất kì một tiếng chân ngựa nào đuổi theo.
Thế nhưng, tôi đâu biết răng, hän không đuổi theo tôi là vì ngay từ khoảnh khắc ấy, hắn đã năm chắc trong lòng bàn tay rằng tôi sẽ không bao giờ có thể thoát khỏi hẳn. Cả đời này, cũng đừng hòng!
Sự việc xảy ra vừa rồi làm tôi kinh hãi tột độ, cũng may tôi đã kịp chạy thoát khỏi chúng. Ra khỏi bìa rừng, tôi quấn lại tóc, chỉnh trang phục gọn gàng rồi tiến vào kinh thành.
Dòng người đông đúc, chen lấn nhau ngày một nhiều. Tôi đeo giỏ thuốc, vui vẻ bước tới cổng thành. Một vài người lính canh đã đứng đợi sẵn ở đó để kiểm tra. Họ nhấc giỏ thuốc. của tôi xuống, mở ra coi một lượt, rồi trả lại cho tôi. Vào trong thành, tôi nhìn ngắm khắp nơi. Từng chiếc xe thồ chậm rãi chở hàng đi trên đường, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng rao. chào mời mua hàng của các quán bán rong. Tôi đi tìm nơi bán kẹo hồ lô. Chao ôi, mùi vị này làm tôi thèm lắm. Ngậm kẹo. trong miệng mà trong lòng tôi vui khôn xiết, một cảm giác thật là kỳ lạ.
- Ưmm, vị đại tẩu này làm ơn cho tôi hỏi chút, khu chợ này có chỗ nào thu mua lá thuốc không ạ?
Tôi hỏi một cô gái đang say sưa chọn vải bên cạnh. Cô gái với gương mặt khả ái nhìn tôi, mỉm cười thân thiện, chỉ tay về hướng cuối chợ:
- Phía cuối chợ là tiệm thuốc của Ân lão gia. Huynh có thể mang lá thuốc tới đó để trao đổi hàng.
Tôi mừng rỡ, cảm kích sự giúp đỡ của cô gái:
- Đa tại
Từ lúc tôi rời khỏi nhà chắc cũng phải 2 canh giờ r Cường Chân đã dặn tôi chỉ được đi 5 canh. Do vậy, tôi vội vã rảo bước về phía cuối chợ, hy vọng vị Ân lão gia kia trả giá cao một chút để lần đi này là không uổng phí.
Một lúc sau tôi đã tới nơi. Tiệm thuốc này rất lớn, người ra kẻ vào tấp nập, ai ra cũng cầm trên tay một vài thang thuốc. Chắc hẳn vị thầy thuốc này tay nghề rất giỏi. Tôi ôm giỏ thuốc, dè dặt tiến vào. Một người đàn ông trung tuổi khẽ ngẩng đầu lên nhìn tôi, cất giọng hỏi:
- Chào công tử, công tử đây là muốn khám bệnh hay kê thuốc?
Tôi cúi người đáp lễ, đặt giỏ thuốc xuống bên cạnh, nhẹ nhàng nói:
~ Thưa ngài, tôi muốn trao đổi với ngài về một số loại lá thuốc tôi đã gom được. Số thuốc này rất quý, tôi hái chúng ở ngoài cánh rừng thôn tôi, chữa được rất nhiều bệnh. Ngài xem, nếu được, chúng ta có thể trao bán với nhau.
Vị Ân lão gia nghe vậy bèn " ỒI" lên một tiếng, đi tới bên cạnh tôi và cẩn thận lượm từng lá thuốc lên xem xét.
- Nhân sâm, bồ kết, bạch thảo,... đều rất quý hiếm. Công tử thật lòng muốn bán chúng?
Tôi gật đầu chắc chẵn:
- Đúng vậy, trước mắt tôi chỉ cần tiền. Ngài sẽ trả chúng với giá bao nhiêu?
~ Một lượng 20 đồng, không thêm không bớt. Công tử thấy thế nào?
Ân lão gia không hề do dự, trả lời ngay lập tức.
Tôi trầm ngâm một lát, rồi cũng gật đầu đồng ý. Xem ra, Iần lên kinh thành này cũng không uổng phí. Việc cần làm tiếp theo là säm cho Cường Chân một đôi giày mới. Giao thuốc xong, tôi cẩn thận gói ghém tiền vào trong túi, chào từ biệt Ân lão gia và ra khỏi quầy.
Bỗng phía trước trở lên ồn ào, náo động, có tiếng xôn xao, hò hét, người dân túm lại đông nghẹt. Sự việc xảy ra trước mắt làm tôi không khỏi ngạc nhiên. Một tốp lính hung hãng đang ra sức túm lấy cánh tay của một cô gái, cô gái và mẫu thân cô khóc lóc vật vã. Cô gái ấy tuổi chỉ chạc từ mười lăm, mười sáu mùa trăng, gương mặt cúi thấp xuống, hai tay đan vào nhau, ánh mắt long lanh đượm buồn, trông hết sức đáng thương. Tôi tò mò chen vào trong đám đông, cất tiếng hỏi mấy người gần đó:
~ Xin hỏi đã có chuyện gì xảy ra thế ạ?
Một người đàn ông mắt vẫn không rời khỏi đám đông, vội vã trả lời tôi:
- Nghe nói hoàng cung tuyển thị nữ thân cận cho hoàng thượng, mà phải là các thiếu nữ mới lớn. Không ai dám ứng, nên quân lính đang lùng sục bắt một số người về làm. Tội nghiệp Tiểu Uyển, con bé bị chúng lùng bắt được. Phen này khó thoát rồi.
Tôi thắc mắc:
~ Làm thị nữ chốn triều đình là mơ ước của nhiều người nhưng tại sao lại không ai muốn ứng tuyển?
- Cậu trai chắc mới lần đầu tiên lên kinh thành phải không? Thảo nào chưa nghe đến danh hoàng thượng. Hoàng thượng nổi tiếng độc ác, chỉ cần làm phật ý người là người sẵn sàng thẳng tay chém chết nên người dân chúng ta ai cũng sợ.
Một người khác bĩu môi chen vào:
- Làm thị nữ trong cung tiền kiếm được nhiều đấy, nhưng chết lúc nào còn chẳng biết. Các vị phi tần ganh ghét, đố kị, hãm hại nhau, ai chịu tội thay? Là thị nữ chứ còn gì!
Hoàng thượng là người như thế nào?
Vị hoàng thượng ấy trẻ tuổi, tài giỏi xuất chúng, tướng mạo hơn người, ai ai cũng đều khiếp sợ. Nghe nói, năm người lên 17, chính người đã dẫn đầu hơn 30 vạn quân, san bằng 45 vạn quân Thuếch Sát, danh tiếng vang dội. Đặc biệt, trên trán của hoàng thượng, ở ngay chính giữa có một nốt ruồi son rất hiếm gặp. Người ta thường nói, đây chính là dấu hiệu của một bậc đế vương tài ba!
Nốt ruồi son chính giữa trán! Tôi giật mình một lúc. Trong đầu tôi bỗng hiện lên hình ảnh của tên thiếu gia độc ác, chém người thẳng tay mà tôi tình cờ gặp lúc trước. Một sự mơ hồ nhẹ dần len lỏi vào trong tâm trí tôi.
Nghĩ vậy, tôi xoay người định rời đi thật nhanh. Chốn kinh thành náo nhiệt này, thực sự không hợp với tôi.
Vừa đi được một vài bước, tiếng khóc thảm thiết của hai mẹ con thiếu nữ ấy vẫn vang vẳng bên tai tôi. Cảm giác bi thương, mẫu tử phải rời xa nhau này, tôi hiểu hơn ai Tôi hít một hơi thật sâu, năm chặt đôi bàn tay của mình, rồi tách đám đông tiến gần đến nơi đám lính nọ.
Lúc này, thiếu nữ ấy đã hoàn toàn bất lực, nước mắt lưng tròng, đau khổ nhìn mẫu thân. Người phụ nữ ngoài tứ tuần, tóc đã bạc sương, thân thể gầy guộc, run run mấp máy đôi môi.
~ Tiểu Uyển, chuyện gì đang xảy ra thế này? Nàng đang mang thai, sao lại cử động mạnh vậy?
Nghe tôi nói, tất cả mọi người đều sửng sốt. Mẹ con Tiểu Uyển tròn xoe đôi mắt, nhưng ngay sau đó sốc lại tinh thần, liền nói theo ý tôi:
- Thiếp, thiếp xin lỗi chàng. Lần sau thiếp sẽ chú ý hơn. Tôi khẽ gật đầu, bước lại phía đám lính, cúi đầu chào.
chúng và nhanh tay nhét vào túi một tên lính đứng đầu ít đồng bạc:
- Xin lỗi ngài, đây là thê tử của tôi, nàng đang mang thai đứa con đầu lòng. Nếu mẫu thân và nàng chẳng may có mạo. phạm đến các vị, thân làm phu quân tôi xin cúi đầu tạ lỗi.
Tên lính nhận tiền đưa tay thò vào trong áo, nắn nắn túi tiền tôi vừa đưa, rồi gật đầu nói:
- Người phụ nữ này đã xuất giá mà sao các ngươi thầm giấu giếm không nói? Có biết như vậy là đắc tội khi quân không?