Lọc Truyện
Từ ngày 03/08/2024: TruyệnAzz sẽ chuyển sang dùng tên miền truyenazzmoi.com.Mong các bạn tiếp tục ủng hộ chúng mình và nhớ tên miền mới này nhé truyenazzmoi.com

Truyện Nàng Giúp Việc Vụng Về

Không gian có phần lắng xuống, cả nhà dường như chờ đợi câu trả lời của Hoàng Đăng. Không biết từ lúc nào gương mặt đang phừng phừng tức giận mà giờ đã biến đổi, lúc chùng xuống lúc thì giãn ra. Mãi lúc sau cậu ta mới trả lời:

– Con hứa từ giờ sẽ thay đổi.

Ông bà chủ lúc này lặng nhìn nhau, vì xưa nay Hoàng Đăng chưa từng hứa bao giờ, nay tự nhiên nói lên những lời lẽ như thế này. Không lẽ….? Mà thôi, ông bà thật không dám hi vọng, nghe sao biết vậy.

Vậy đó, cuộc sống tôi cứ thế mà trôi lặng lẽ. Không vui không buồn, nhưng từ sau hôm chỉnh Hoàng Khôi đến giờ tôi hạn chế nói chuyện, giữ khoảng cách hơn.

*****

Thoắt cái đến cuối tháng, tôi được nhận lương. Cầm tiền, tôi ngạc nhiên hỏi bà chủ:

– Ủa, bà đã ứng trước ba tháng lương đưa cho mẹ con rồi. Sao giờ lại phát lương cho con nữa ạ?

Bà Tuyết mỉm cười hiền từ:

– Con cứ nhận không phải lo nghĩ gì cả. Bữa trước bác đưa cho mẹ là khoản khác. Còn đây mới là lương của con.

Tôi băn khoăn không dám nhận lại đưa cho bà:

– Tấm lòng của ông bà với mẹ con con, thật sự thì ….con rất cảm kích ạ! Nhưng mà bà đưa nhiều thế này con không dám nhận đâu. Nó quá lớn, mà con thấy công sức mình bỏ ra không thoả với số tiền này ạ!

Bà Tuyết xoa đầu tôi vài cái rồi nhẹ nhàng phân tích:

– Con rất xứng đáng nhận số tiền lương này. Với nữa, con là con gái cần chi tiêu cho bản thân thì không nên o ép mình như thế. Hơn nữa con cũng cần khoản tiền để học khoá nọ kia nữa mà, không đúng sao?

Tôi tròn xoe mắt nhìn bà chủ:

– Sao bà biết ạ?

Bà chậm rãi đáp lời:

– Biết chứ. Con cứ tạm thời hỗ trợ, động viên cũng như phụ Hoàng Khôi, mọi việc khác cứ để hai bác lo liệu con nhé! Bác không muốn một đứa trẻ như con phải ôm nặng nhiều tâm tư, mang nhiều gánh vác trên vai như vậy, bác không đành lòng chút nào.

Tôi nghe vậy thì chỉ biết gật đầu vâng dạ, còn ý tứ trong lời nói bác ấy tôi cũng không hiểu cho lắm, thôi thì cứ nhận số tiền lương kia. Vì tôi cũng có vài dự tính sắp tới, có khoản tiền này sẽ trang trải được nó.

Nhận được lương, tôi liền nhắn tin hẹn nhỏ Hoàn tối chủ nhật này đi ăn lẩu. Nó đồng ý liền vì ở đây đất khách quê người, chúng tôi không có ai thân thích, cùng quê cũng không có trừ tôi, chưa kể chúng tôi lại còn là bạn học chung rồi ở gần nhau nữa nên tình cảm này rất là trân quý.

Chiều ấy, tầm sáu giờ Hoàn ghé đón tôi. Nó vẫn chọn đứng ở ngoài cổng đợi tôi như mọi lần, mà không chịu vào trong. Có lẽ tự ti bản thân mà nó làm như vậy. Với tôi thì khác. Mà thôi, mỗi người có một cách nghĩ khác nhau, không ai giống nhau, vì mỗi một con người là một cá thể riêng biệt.

– Ê mày, đợi tao lâu chưa?

– Mới thôi. Định ăn lẩu gì? Nói nghe coi để tao định hình.

Tôi ngẫm một lúc rồi nói:

– Lẩu dê nha?

Hoàn ré lên:

– Trời đất quỷ thần ơi, nay bày đặt lẩu dê. Bộ có dê đực rồi hả?

Tôi mắc cười vỗ phát vào cái mô.ng nẩy của nó:

– Ê ngộ mày. Ăn gì mày cũng nói. Hay mày lâu quá chưa có ai nên đầu óc hơi bậy bạ? Rồi giờ ăn không?

– Ăn thì ăn, chọc mày thôi. Người ta còn ăn lẩu bí.m bò mà. Chỉ là tao ghẹo mày thôi nhỏ.

– Vậy thì đi. Mày biết quán nào hông?

Hoàn thần người nghĩ một lát:

– Rồi… Biết quán này, chuyên dê. Ngon chà bà lửa. Quán bình dân, ngồi mé sông nhưng đông khách dã man, chắc mát với đồ ăn ngon nên thu hút khách.

– Ghé thử đi.

Chúng tôi chạy tà tà tới chỗ quán đó. Công nhận quán đẹp thật, không gian thoáng đãng, thơ mộng, toàn thanh niên tuổi trẻ như chúng tôi. Họ kê bàn san sát. Nhìn trên cao xuống như tổ chức tiệc nướng, khói bốc lên toả theo mùi hương của thịt dê.

Yên vị ngồi xuống ghế, chúng tôi nhìn menu một lát rồi lựa món:

– Dạ chị cho em một lẩu nhỏ, một nướng, một hấp tía tô nha! À hai chai bia Sài Gòn.

Hoàn nghe tôi gọi món mà ngạc nhiên tột độ:

– Kêu dữ vậy mày, ăn sao hết? Nay còn gọi bia nữa hen! Ghê thiệt!

Tôi cười cười:

– Ghê mới làm bạn của mày chứ. Mà mấy khi ăn, đã ăn thì phải ăn cho đã chứ mày.

Hú hí một lúc sau thì chị phục vụ dọn món ra cùng bếp ga mini. Một lúc sau nồi hấp bốc khói, dê đã chín tới toả hương thơm lừng. Chúng tôi ăn loáng cái hết sạch, uống kèm bia, ngon tuyệt. Kế đó bắc vỉ lên nướng thịt. Khói bốc ngùn ngụt, mùi thịt nướng không lẫn vào đâu. Ăn đến đâu thấm vào đó. Hoàn luôn tay trở những miếng thịt trên vỉ nướng, chín tới miếng nào là gắp cho tôi:

– Ăn đi mày. Càng ngày thấy người mày mi nhon hơn đó nha!

Nghe nó nói tôi mới nhìn xuống người mình một lượt rồi hỏi nó:

– Bộ tao ốm đi hay sao mà mày nói hoài vậy?

Nó xùy môi:

– Nói thiệt chứ đùa gì. Bộ mày mặc đồ không thấy quần áo rộng rinh ư? Tao đoán mày phải giảm đi ba bốn ký đó.

– Dữ vậy sao? Mà thấy mặc đồ rộng thiệt. Lâu giờ cũng không cân luôn.

Nó khen luôn miệng:

– Người ta ốm đi thì da xạm đen, còn mày ốm đi mà da trắng. Coi bộ hạp khí hậu Sài Gòn. Ốm vậy xinh nè, bớt thô đi, trông mềm mại, nữ tính. Xuống thêm hai ký nữa là đảm bảo hớp hồn nhiều anh nhé!

Tôi bật cười:

– Vậy mày bị hớp hồn chưa?

Bỗng bàn bên kia truyền tới sự la ó, nói to ồn ào hẳn lên. Chúng tôi đồng loạt ngẩng đầu lên nhìn thì nghe hai trong số bốn người đàn ông nói với nhau:

– Nó xỉn rồi mày ơi!

– Sao nay nó uống nhiều vậy? Còn kêu chia tay chia chân gì? Khó hiểu quá mày.

Anh chàng khác nói vô:

– Thôi để tao kêu taxi đưa nó về. Mà về nhà nó ớn gặp ông bà già nhà nó ghê!

– Sao mà ớn?

Anh chàng kia quạu:

– Thì chửi tụi mình rủ rê nhậu nhẹt đó ba. Vậy cũng hỏi.

Nói xong anh ta khều người đàn ông đang gục gặc trên bàn:

– Đăng, đứng dậy. Tao đưa mày về nè!

Người đàn ông đang gục mặt xuống ngẩng mặt lên lè nhè:

– Về gì…mà …về. Nay nhậu bữa cuối nên chơi tới…. bến luôn.

Tôi nghe thấy thì giật mình, nheo mắt nhìn bóng lưng kia cho kỹ. Không lẽ cậu út? Cái dáng nghênh ngang kia, giọng nói hay nhiễu nhợt với tôi đây mà làm sao có thể lẫn đi đâu được.

Bên kia người nam kia cứ đốc thúc Hoàng Đăng:

– Về mày. Còn không lát tự về, chứ tao ngán đụng ba má mày lắm!

– Khỏi. Tao tự về. Cám ơn thằng bạn tốt.

Ba người kia dùng dằng mãi cũng không đưa được Hoàng Đăng về. Lúc này tôi cũng không ngồi yên được nữa mà quay sang nói Hoàn lát về một mình. Nó cũng không hiểu lý do liền hỏi lại:

– Sao vậy mày?

– Thông cảm giúp tao, tao phải đưa cậu chủ đang say xỉn kia về. Thấy cảnh này mà không đưa cậu ấy về thật sự tao không yên tâm chút nào. Mày thông cảm cho tao nha!

Xong tôi quay sang gọi chị phục vụ đến ra bill thanh toán. Hoàn lúc này hiểu ra nhưng sực nhớ ra điều gì lại hỏi tôi:

– Ủa mày kêu cậu chủ đang phải chống nạng đi mà?

– Ờ đây là ông cậu chủ út. Chứ cậu hai sống lành mạnh lắm, không nhậu nhẹt say xỉn như ông út này đâu. Ông cậu hai mà như này thì tao bỏ của chạy lấy người gấp.

– Vậy mày đưa ổng về đi. Nói chuyện sau.

Sau khi thanh toán tiền xong, tôi đứng dậy tiến qua bàn bên kia. Thấy tôi đi lại gần, ba người đàn ông đồng loạt nhìn lên:

– Cô cần gì?

– Tôi tới đưa cậu Đăng về.

Họ bất ngờ khi nghe lời đề nghị ấy, một trong số họ gặng hỏi:

– Cô là ai? Tôi chưa bao giờ nghe Đăng nó nhắc tới cô. Là cháu họ nó hả?

Tôi thản nhiên:

– Tất nhiên phải có quen biết, họ hàng tôi mới đưa về chứ. Chẳng ai muốn vác cái của nợ, cái hũ hèm này về đâu.

– Nhưng sao tụi tôi chưa từng nghe nó nói vậy?

Tôi bật lại:

– Ủa mắc cười, không lẽ nhà có ai vào chơi hay có biến động gì đều kể cho các anh? Tánh ấy không thích hợp với đàn ông các anh đâu.

Họ im bặt sau đó nhìn nhau rồi bàn luận:

– Chắc họ hàng gì rồi, thôi để con bé đưa nó về, tụi mình khoẻ hơn. Gái gì mà chằn lửa thấy ớn.

– Ừ vậy đi.

Tôi thì không quan tâm họ nói gì nghĩ gì, chỉ lay lay gọi Hoàng Đăng:

– Cậu út, cậu út. Về nhà thôi.

Hoàng Đăng gắt um lên:

– Về gì.. mà về. Ủa là cô… hả? Sao đi đâu cũng… gặp vậy? Theo dõi… tôi …hả?

Tôi quyết liệt:

– Không nói nhiều, đi về.

Không hiểu sao Hoàng Đăng không phản kháng nữa mà gục đầu xuống như tuân lệnh. Tôi kéo cậu ta đứng dậy nhưng không đủ sức bèn nói ba người kia:

– Sao mấy anh còn trơ mắt ra đó? Không phụ tôi đỡ cậu ấy ra ra taxi đi. Người gì mà nặng như quỷ vậy trời!

Ba anh chàng kia nghe tôi nạt thì đứng dậy dìu Đăng ra. Còn một người móc điện thoại ra gọi một chiếc taxi tới.

Cuối cùng cũng dìu cậu út ra lề đường và ngồi vô trong xe. Chiếc xe trờ đi, vòng qua đường này chạy tới đường kia khoảng mươi phút thì về đến căn biệt thự. Tôi trả tiền xong nói bác tài:

– Đợi con hai phút nha, con kêu người ra phụ dìu cậu ấy vào nhà.

– Được cô.

Tôi đi xuống xe tới cổng nhấn chuông, chú Tư chạy ra mở cổng thấy tôi với vẻ mặt gấp gáp thì hỏi dồn:

– Sao đó con?

– Chú dìu cậu út vô dùm con nhé!

Chẳng kịp hỏi gì chú Tư chạy mau ra theo tôi, thấy bộ dạng say khướt kia chú thở dài:

– Trời đất ơi! Sao lầy lội thế này không biết. Con đỡ một bên, chú một bên nhé!

– Dạ.

Dìu được cậu ta lên tầng hai mà chú cháu tôi muốn xỉu, người gì nặng như trâu lại còn ngả nghiêng không vững. Đó là lý do cõng một người không nặng, nhưng một người chết phải tám người khiêng là vậy. Bảo sao. Hahaa. Tôi cũng bụm miệng vì ý nghĩ bậy của mình.

Đỡ cậu ta vào phòng thả ngay ngắn lên giường, tôi phải phi xuống tầng pha miếng nước chanh cho cậu ta uống. Nghĩ lại số mình thật nhọ. Mẹ sinh đẻ ra rồi nuôi nấng nên người nhưng chưa từng rót được cho mẹ miếng nước. Vậy mà phải đi pha nước chanh hầu cho ông cậu này tận mấy lần. Trời ạ! Điên thế không biết. Chắc kiếp trước mắc nợ nhau sao mà kiếp này báo tôi dữ vậy nè!

Vừa đút nước chanh vô miệng cậu ta tôi vừa nhìn đường nét trên gương mặt ấy mà phải thốt lên:

– Đẹp thiệt! Hai cậu chủ nhà này phải nói là đẹp xuất sắc, đẹp hết phần thiên hạ.
Nhấn Mở Bình Luận
Tham gia group Facebook: Phố Truyện - Đọc truyện chữ mới nhất để đọc truyện sớm nhất và yêu cầu truyện mà bạn muốn!
Các bạn thông cảm vì website có hiện quảng cáo để vận hành và duy trì
Mọi người vẫn ủng hộ chúng tớ để ra chương sớm nhất nhé!