Viện trưởng Lý phải giải thích tại sao đồ vật này được gọi là di vật.
Theo anh ấy thì là thế này, theo lời kể của người bí thư già thì lúc đó Lâm Hữu Lương đang ra ngoài đua xe, lúc xuống xe đi tiểu thì nhặt được một đứa trẻ ở trong cánh rừng bên cạnh trạm xăng.
Lúc đó cô bị bỏ lại trong rừng cây, trên người phủ đầy lá cây, tiếng khóc của cô đã khiến Lâm Hữu Lương giật mình bế cô từ trong đám lá cây ra.
Lâm Hữu Lương là dân ở thôn Lâm Gia, tất nhiên là đưa cô về thôn, giao cho bí thư thôn thời đó.
Người bí thư già bảo vợ chồng Lâm Hữu Lượng thay mặt họ nuôi dạy đứa trẻ, các vật dụng được đăng ký và lưu giữ lại, từ từ tìm kiếm cha mẹ đứa trẻ.
Cứ như thế đến tận lúc đứa trẻ được 3 tuổi mà người bí thư già cũng không nghe ngóng được tin tức gì của cha mẹ đứa trẻ.
Những năm 1960, 1970 trẻ con ở nông thôn rất nhiều, vì tài nguyên quá khan hiếm, bất cứ ai kiếm được ít mơ rừng và đào rừng đều bị cướp, những đứa trẻ không có cha thì cuộc sống không thể tốt hoặc những đứa trẻ được biết rõ là bị bỏ rơi là dễ bị những đứa trẻ lớn bắt nạt nhất, cho nên vợ chồng Lâm Hữu Lương chứng kiến con lớn dần lên, Bạch Thanh vừa gầy vừa bé, còn thường xuyên bị bắt nạt, khăng khăng nói cô là con ruột của họ.
Bí thư già cũng cho là thanh niên trí thức trời đánh nào đó cố ý bỏ con lại, thời gian lâu dần cũng gác sự việc qua một bên.
Cho đến khi nhị sư ca Trần Hải Lượng đặc biệt đi nghe ngóng, ông ấy mới nhớ lại và đưa đồ cho anh ta.
Còn về cha mẹ của Lâm Bạch Thanh…
“Năm đó phong trào thoát ly, một số lượng lớn người chạy đến Cảng Thành, chúng tôi đã tìm thấy ghi chép vào ngày em bị bỏ rơi, đúng hôm đó có hai chiếc tàu cá thoát ly, mà tất cả người trên tàu do gặp sự cố ngoài ý muốn nên đều đã c.h.ế.t đuối, cho nên chắc là cha mẹ em cũng đã không còn nữa.” Viện trưởng Lý giải thích.
Từ những năm 1960 đến những năm 1980, số người trong xã hội liều mạng đi di cư nhiều vô số kể.
Con trai thứ hai của Sở Xuân Đình đi di cư vào chính thời điểm đó.
Mẹ của cô vì muốn di cư đến thành phố tiềm năng nên mới bỏ rơi cô ở bên đường?
Lâm Bạch Thanh cầm cái tã lên nhìn rất kỹ, đây là chiếc tã cuốn hai lớp làm từ hai mảnh vải khâu lại với nhau, đường kim mũi chỉ xiêu vẹo, cô nhìn dọc mép vải, bỗng Cố Bồi đưa tay ra, Lâm Bạch Thanh phát hiện ở góc xiên có hai chữ, là hai chữ “Bạch Thanh” được thêu xiêu vẹo bằng chỉ xanh.
Lật sang mặt kia, trên một góc khác có một chữ Lâm, nhưng trông nhỏ hơn chữ “Bạch Thanh” một chút, nhìn giống một nửa chữ.
Lâm Bạch Thanh hồi hộp, nếu ở bên dưới chữ Lâm thêm một nửa nữa thì chẳng phải là chữ Sở rồi.
Cũng phải đến lúc này cô mới nhận ra, chả trách em gái tên là Chiêu Đệ còn cô lại là Bạch Thanh.
Cô cũng đã từng hỏi tại sao cha mẹ đặt cho cô cái tên nghe hay như vậy mà lại đặt cho Chiêu Đệ cái tên khó nghe như thế.
Cha mẹ thường trả lời rằng vì cô được nhặt về không mất gì, Chiêu Đệ là phải chịu trách nhiệm ‘mong’ em trai, hai người họ đều có tên riêng, sinh ra đáng lẽ nên gọi là Bạch Thanh Chiêu Đệ.
Cô cũng vẫn tin đó là sự thật.
Bạn đang đọc truyện mới tại Truyện azz. Truyện được cập nhật liên tục .Hãy nhớ hàng ngày vào đọc bạn nhé! Bên khác copy sẽ thiếu nội dung chương đó ạ!