Nhưng Kiều Phương Hạ không muốn gia đình phải lo lắng nên mỗi lần cô bị bắt nạt đều không dám nói với người nhà biệt, trừ hai lần kia bị Lệ Đình Tuấn tận mắt chứng kiến.
Mãi cho đến một ngày kia, khi người bạn nam sinh đã tặng cho Kiều Phương Hạ một món quà.
Hôm đó Kiều Phương Hạ vừa về tới cổng nhà, còn Lệ Đình Tuấn lại tình cờ từ công ty trở về và nhìn thấy cô đang một mình kéo dây đeo cặp cứ lưỡng lự đi đi lại lại trước cổng, trên tay giống như đang cầm một thứ gì đó.
Anh xuống xe bước đến trước mặt cô mà cô cũng không hề hay biết.
Lệ Đình Tuấn nhìn thấy hai mắt cô đỏ hoe, trên tay cô đang cầm một tờ giấy màu đen đã bị cô làm cho biến dạng.
Anh lặng lẽ lấy tờ giấy từ tay cô ra.
Khi Kiều Phương Hạ ý thức được, cô muốn lấy lại mảnh giấy nhưng đã quá muộn.
Lệ Đình Tuấn nhìn thấy mấy chữ rất to được viết bằng bút lông màu đỏ trên đó.
Mỗi một chữ đều được viết bằng một lực đè mạnh đến nỗi gần như xuyên qua mặt sau của tờ giấy, đặc biệt là câu “Kiều Phương Hạ là đồ để tiện” được tô đi tô lại nhiều lần trên tờ giấy, đủ để thấy rõ người viết ra dòng chữ này căm ghét cô đến mức nào.
Lê Đình Tuấn ngước mắt lên liếc nhìn Kiều Phương Hạ thì thấy đôi mắt cố đỏ hoe và đầy vẻ lo lắng bất an.
Dù sao thì những lời trên tờ giấy này là nói về mối quan hệ gia đình dị dạng của họ, Kiều Phương Hạ sợ rằng Lê Đình Tuấn nhớ tới việc An Phương Diệp là kẻ thứ ba thì lại nổi giận.
Lệ Đình Tuấn đã từng tận mắt chứng kiến Kiều Phương Hạ bị đổ nước lau nhà trộn với nước đá lên người ướt hết từ đầu đến chân mà cô vẫn không hề đỏ hoe mắt một chút nào, chứ đừng nói là khóc.
“Có chuyện gì vậy?”
Lê Đình Tuấn nhìn cô chằm chằm và hạ giọng hỏi.