"Những lời này nghe thì hơi phi lý, nhưng sau khi ngẫm nghĩ lại không phải không có lý." Đây là lời bình của Vương Tử Nghĩa đối với vấn đề tiểu nữ nhi nhà mình nói.
Thì ra là thế.
Nghĩ tới đây, Vương Tử Nghĩa đã hiểu rõ, khóe miệng không tự chủ mà cong lên. Trước mặt Vĩnh Thịnh đế, tiểu nữ nhi này của nhà mình đúng là cái gì cũng dám nói nhỉ?
Thú vị nhất chính là Vĩnh Thịnh đế còn rất vui lòng bị tiểu nữ nhi nhà mình lừa bịp.
Vương Tử Nghĩa suy nghĩ hết lần này đến lần khác rồi trả lời: "Vi thần cho rằng, thi Đình cần phải tăng thêm phần sách luận*.
(*) Sách luận: Chỉ các bài văn nghị luận về các vấn đề chính trị trước mắt để hiến kế sách cho triều đình.
"Sách luận?" Những người còn lại đều giật mình nhìn Vương Tử Nghĩa.
Sách luận là gì? Là chuyện chưa từng có trong các cuộc thi trước kia.
"Ồ? Vương ái khanh đừng ngại, nói tỉ mỉ một chút." Điều này dường như rất giống với cách nhìn của Bảo Muội.
Lẽ nào những thứ Bảo Muội nói là do Vương Tử Nghĩa dạy? Nghĩ tới đây, Vĩnh Thịnh đế nghi ngờ nhìn Vương Tử Nghĩa.
"Bệ hạ có thể ra đề từ vài phương diện như bách tính dân sinh, văn hóa các triều đại, hành quân đánh trận, quy tắc lễ nghi, cải cách thể chế quan lại, xử lý lũ lụt, dự phòng thiên tai, hình pháp xử án và vấn đề việc nhà nông vân vân, để các tú tài trả lời. Như vậy có thể mượn cơ hội quan sát cẩn thận những người này, để xem rốt cuộc họ giỏi chuyện gì nhất? Có thể dùng được hay không? Chọn quan, phải chọn người có thể làm được việc cho triều đình, chứ không phải chọn ai đọc thuộc lòng 'Tứ thư ngũ kinh' tốt. Chúng ta nên từ những người này chọn ra người nào ứng dụng kiến thức trong sách tốt hơn, chứ không phải chọn ai nhớ giỏi nhất. Đây chính là cái gọi là học đi đôi với hành."
Vương Tử Nghĩa hiểu cách tinh chỉnh ngôn ngữ hơn Vương Tự Bảo. Mà Vương Tự Bảo lại am hiểu nói lời rõ ràng hơn, dẫn dắt người ta tới những điều mà cô muốn biểu đạt.
Lại nói tiếp, Vương Tự Bảo nói càng thông tục dễ hiểu, càng làm cho người ta bằng lòng tiếp thu. Đây có lẽ chính là nguyên nhân Vĩnh Thịnh đế khá thích bị Vương Tự Bảo lừa bịp.
"Bệ hạ, trước giờ chúng thần chưa từng nghe tới phải thi dạng đề như vậy? Thế này là làm trái thể chế của tổ tiên." Tiết Trung Nguyên vội vàng tiến lên phản bác. Cái gọi là lễ không thể bỏ, sao có thể tùy tiện thay đổi như vậy được chứ.
"Bệ hạ, tiểu nữ nhi của thần từng nói một câu." Không đợi những người khác phản đối, Vương Tử Nghĩa đã mở miệng.
Vĩnh Thịnh đế khẽ nhíu mày, hứng thú hỏi: "Ồ? Tiểu nha đầu kia còn nói những gì nữa?"
Một chữ "còn" này đã xác nhận suy đoán trước đó của Vương Tử Nghĩa.
"Tiểu nữ nhi của thần nói, quy củ chính là để bị người phá vỡ. Bất kỳ quy củ gì cũng không phải ngay từ đầu đã có, mà là dần dần hình thành theo sự phát triển của xã hội. Nếu thật sự tính ra mà nói, ban đầu còn không có khoa cử nữa. Thế nhưng chẳng phải tổ tiên còn vì phá tan cục diện thế gia lũng đoạn triều đình trước đó mà trọng dụng đệ tử hàn môn, mở ra con đường thi cử để đạt được chức quan sao. Tới đây vi thần muốn hỏi các vị đang ngồi ở chỗ này một chút, trong triều đình lại có bao nhiêu người thông qua con đường khoa cử này mà cuối cùng bước lên con đường làm quan? Có rất nhiều đúng không? Ngay cả trong số chúng ta đang ngồi ở đây cũng có, không phải sao?" Vương Tử Nghĩa nói xong quét mắt nhìn mấy người còn lại.
Trong những người này, Hộ bộ và Công bộ Thượng thư đều xuất thân bần hàn. Hai người này bị nhìn đến mức hơi mất tự nhiên.
Vương Tử Nghĩa lại tiếp tục nói: "Tiểu nữ nhi của thần còn nói, trêи thực tế Đương kim Thánh thượng mới thật sự là minh quân."
Thượng thư sáu bộ cho rằng Vương Tử Nghĩa đang nịnh nọt nên đều âm thầm bĩu môi.
Thế nhưng điều này không quan trọng, quan trọng là Vĩnh Thịnh đế thích nghe.
Nhưng ông vẫn cố tình bình tĩnh hỏi: "Ồ? Sao Bảo Muội lại nói như vậy?"
"Bảo Muội nói, trong số đế vương của các triều đại, Đương kim Thánh thượng là đế vương duy nhất bằng lòng nhìn thẳng vào thiếu sót của mình, lắng nghe nhiều ý kiến ngôn luận, phân biệt rõ đúng sai. Mặc dù chưa chắc bảo đảm sau này không tìm được ai như vậy nữa, nhưng ngài nhất định là người đầu tiên. Thử hỏi, đừng nói là một đế vương, cho dù là người bình thường thì có mấy ai có thể làm được điểm này? Ngày hôm nay bệ hạ triệu tập mấy người chúng thần tới đây là vì cái gì? Còn không phải là vì muốn nghe mấy người chúng thần có ý tưởng gì hay đối với lần thi Đình này sao? Nếu như cải cách thi Đình thành công thì đây đúng là một việc lớn với xã tắc, đem lại lợi ích nghìn đời. Nếu quả thật bệ hạ có thể phá bỏ lề thói cũ vốn có của thi Đình, nhờ người mà người có năng lực được làm quan, đây sẽ là chuyện được ghi chép trong sử sách, lưu truyền thiên cổ." Cuối cùng Vương Tử Nghĩa lại nói quá lên: "Minh quân không có mấy người bảo thủ không chịu thay đổi."
Nói trắng ra là, nếu muốn làm minh quân, thì phải làm vài chuyện lớn có thể để sử quan ghi lại.
Vĩnh Thịnh đế vẫn là một đế vương không được bên ngoài coi trọng. So sánh với mấy đời đế vương triều đại trước, thành tựu về văn hoá giáo ɖu͙ƈ võ công của ông đều không xuất sắc. Duy chỉ có một điểm, ông chịu nghe khuyên bảo, cũng không hồ đồ, hiểu được đúng sai. Đây chính là nguyên nhân Vương Tự Bảo hết sức coi trọng ông.
Những đế vương công thành danh toại còn lại kia đều đạp lên chiến tích của người khác, đạp lên thi thể của rất nhiều tướng sĩ, thậm chí là uống máu của huynh đệ chí thân để tạo nên bá nghiệp vĩ đại của bản thân.
Công trạng lịch sử tự người đời sau sẽ bình luận.
Những người được gọi là minh quân thường có rất nhiều chỗ bị thế hệ sau lên án, cũng thường hay khiến thế hệ sau đánh dấu chấm hỏi vào phía sau danh hiệu minh quân của bọn họ.
Mấy câu cuối cùng của Vương Tử Nghĩa đã khiến nhiệt huyết trong người Vĩnh Thịnh đế sôi trào.
Ông cũng cảm thấy những lời của Vương Tự Bảo rất có đạo lý, nên mới làm thế này. Lúc đó ông cũng không suy nghĩ tới vấn đề được ghi chép trong sử sách. Bây giờ nhìn lại, cơ hội bày ra trước mặt mình như vậy, nếu như ông không nắm bắt, thì hình như cũng có lỗi với đánh giá siêu cao của Bảo Muội đối với mình.
Không ngờ trong mắt Bảo Muội mình mới là minh quân chân chính. Vĩnh Thịnh đế ngẫm lại, cực kỳ vui vẻ.
Minh quân? Minh quân là sẽ lưu danh muôn đời đó. Làm một đế vương, còn có đánh giá nào cao hơn chuyện này sao?
Cũng bởi vì những lời này, trêи con đường đế vương sau đó, Vĩnh Thịnh đế càng thận trọng lời nói, việc làm hơn, cũng thường xuyên dùng hai chữ "Minh quân" để nghiêm khắc thúc giục bản thân tiến bộ.
Tương tự, những câu này cũng khiến văn võ đại thần phải đánh giá lại Vĩnh Thịnh đế. Hơn nữa vì mình có thể trở thành thần tử dưới triều minh quân mà cảm thấy vô cùng kiêu hãnh và tự hào. Đây là chuyện trước đây bọn họ nghĩ không dám nghĩ tới.
Thậm chí vì những câu này, trong ghi chép của mình, người viết sử còn nhắc nhở người đời sau: Bản thân một đế vương có thể không xuất sắc, thế nhưng hắn bằng lòng nghe lọt lời can gián, không ngu xuẩn vô đạo, phân biệt được đúng sai, thì đó chính là một đế vương tốt, đó chính là một minh quân.
Nhất là trong thời kỳ sau, mặc dù trêи phương diện sinh hoạt Vĩnh Thịnh đế cũng huy hoàng, xa xỉ giống như các bậc đế vương khác, nhưng ông lại rất ít khi tiêu tiền trong quốc khố. Điều này đã trở thành một câu đố khó giải cho đời sau.
Vương Tử Nghĩa cũng bởi vì đưa ra chế độ cải cách khoa cử mà trở thành hiền thần được ghi danh sử sách.
Sau đó ở Thiều Quốc cũng xuất hiện chế độ cải cách khoa cử tương tự, hơn nữa, quy chế còn hoàn thiện hơn, được áp dụng triệt để hơn. Bởi vì niên đại gần nhau nên khiến người đời sau thật sự không rõ rốt cuộc loại cải cách này bắt đầu ở Ung quốc hay là Thiều Quốc?
Đời sau có người chuyên nghiên cứu đoạn lịch sử này, phát hiện các cải cách này đều có liên quan tới một nữ tử: chính là tiểu nữ nhi của Vương Tử Nghĩa được ghi lại trong "Vương Tử Nghĩa gián ngôn thiên".
Bạn đang đọc truyện tại ThichTruyen247.com
"Được. Các vị ái khanh, bây giờ chúng ta thảo luận một chút, trong tay các khanh có vấn đề gì cần phải giải quyết, có chỗ nào không thống nhất ý kiến cần phải thảo luận, lại có công trình gì cần xây, và làm thế nào để xử lý thiên tai, còn có án kiện nghi vấn khó xử lý nào không thể kết án,… thì chọn ra một số làm đề thi Đình ngày mai." Vĩnh Thịnh đế vô cùng nhiệt huyết, chỉ muốn thí nghiệm lần cải cách này ngay lập tức.
Lẽ nào đề thi Đình thật sự sẽ được sửa lại như vậy ư? Hình như qua loa quá rồi thì phải?
Mấy vị đại thần còn muốn phát biểu ý kiến nữa, nhưng sau khi thấy vẻ mặt nóng lòng muốn thử của Vĩnh Thịnh đế, bọn họ biết hiện tại cho dù phản đối chẳng những không có hiệu quả, mà không cẩn thận còn sẽ dẫn tới tai họa cho mình. Vì vậy đều ngoan ngoãn nghĩ vấn đề khó khăn làm đề thi, chờ Vĩnh Thịnh đế hỏi đến mình.
Nghĩ tới chuyện có thể làm khó tú tài khóa này đến mức họ phải vò đầu bứt tai, họ cũng thấy rất thú vị đó. Vì vậy, các vị đại thần đã hồi sinh sau khi bị đả kϊƈɦ.
Sáng sớm hôm sau, tại Quỳnh Lâm Điện – nơi diễn ra cuộc thi Đình, Vĩnh Thịnh đế ngồi trêи long ỷ. Mặc dù một đêm không ngủ nhưng ông vẫn tươi tỉnh, thậm chí còn kϊƈɦ động.
Hôm nay đám đại thần được miễn lâm triều nhưng họ đều tụ tập ở đây để chứng kiến sự kiện lớn này.
Đức Thọ hướng về phía ngoài, tuyên: "Mời các cống sĩ vào trong!"
Lần này tổng cộng có hai trăm tú tài có tên trêи bảng. Những người chưa tham gia thi Đình và nhận được xếp hạng cuối cùng đều được gọi chung là cống sĩ.
Bọn họ đã chờ bên ngoài cửa cung từ khi hừng đông, lúc tờ mờ sáng thì nhận được một bọc bánh ăn cho đỡ đói. Đương nhiên, để hạn chế việc đi vệ sinh, những người này hầu như đều không uống nước.
Mãi đến lúc được tuyên triệu, các thí sinh mới cúi đầu, căn cứ vào thứ hạng trước sau nối đuôi nhau vào trường thi.
Trong số này, người ở độ tuổi ba mươi, bốn mươi rất nhiều, còn có cả trường hợp cực kì cá biệt là một cụ già tóc hoa râm, nhưng những người trẻ tuổi phong nhã hào hoa lại chẳng có mấy ai.
Điều này khiến ngoại hình xuất chúng của Vương Dụ Tuần lại càng nổi bật.
Vương Dụ Tuần Vương Tứ lang lúc này lại vô cùng bình tĩnh, đứng ở vị trí đầu giữa chúng cống sĩ, chờ những người khác đi vào.
Đợi mọi người đã đến đông đủ, Đức Thọ tuyên nói: "Quỳ."
Các thí sinh và cả văn võ bá quan đồng thời quỳ xuống, hô vang: "Ngô hoàng vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế!"
Vĩnh Thịnh đế ngồi trêи long ỷ, khoát tay nói: "Bình thân."
"Tạ ơn bệ hạ." Văn võ bá quan và các thí sinh lác đác đứng lên.
Vĩnh Thịnh đế lại nói: "Ban ngồi."
Trước hôm diễn ra thi Đình một ngày, quan viên Quang Lộc Tự đã sắp xếp xong bàn thi và bố trí chỗ ngồi cho các thí sinh. Hiện tại các vị thí sinh đang ngồi vào vị trí của mình dưới sự chỉ dẫn của quan viên Quang Lộc Tự.
Vĩnh Thịnh đế đợi các vị thí sinh ngồi xuống, rồi nói: "Bây giờ bắt đầu đi."
"Vâng." Sau khi lĩnh mệnh, quan viên Hồng Lư Tự đem một cái bảng lớn đặt trong đại điện.
Quan viên Lễ bộ bắt đầu phát giấy thi.
Giấy thi được làm từ giấy Tuyên Thành, cực kỳ tinh tế, dài bốn mươi xen-ti-mét, chiều rộng mười hai xen-ti-mét, tơ hồng chia hàng. Mỗi hàng được quy định viết hai mươi bốn chữ, yêu cầu mỗi chữ phải được viết nắn nót.
Sau khi lần lượt quỳ xuống nhận giấy thi, các thí sinh đến chỗ ngồi của mình, chuẩn bị trả lời bài thi.
Vĩnh Thịnh đế khẽ gật đầu, quan viên Hồng Lư Tự bèn kéo tấm vải màu vàng phủ trêи bảng đề thi xuống.
Lúc đề thi xuất hiện trước mặt mọi người, bất kể là thí sinh tham gia kỳ thi hay là các vị đại thần đứng hai bên đều cảm thấy kinh hãi.
Bạn đang đọc truyện tại ThichTruyen247