Kim Phi chỉ nhìn bì thư đã nhận ra là nét chữ của Cửu công chúa.
Y liếc dấu sáp ở miệng bì thư một cái, sau đó vội vã mở phong thư ra.
Nhìn hết dòng thứ nhất, ánh mắt Kim Phi đã ớn lạnh.
Đè nén cơn giận xem cho hết bức thư, Kim Phi ngẩng đầu nhìn Đại Cường: “Trung Nguyên thật sự loạn rồi à?”
“Vâng” Đại Cường than thở: “Khánh Hầu, Tấn vương, Sở vương, Lỗ vương đều tạo phản rồi, Đại Khang đã thành cảnh rối ren lung tung như nồi cám lợn rồi!”
“Sao lại thế này?” Thiết Chùy vò đầu: “Lúc ta đi không phải vẫn tốt à?”
Đường Tiểu Bắc cũng vội cầm lấy lá thư trong tay Kim Phi.
Sau khi xem xong, mặt Đường Tiểu Bắc cũng trở nên lạnh lẽo giống Kim Phi.
Trong thư Cửu công chúa nói gần đây xảy ra rất nhiều chuyện.
Sau khi Tứ hoàng tử cướp ngôi, lên tiếng nói với bên người là Trần Cát qua đời đột ngột vì bệnh, trước khi băng hà đã truyền ngôi lại cho Tứ hoàng tử.
Sau khi Thái tử bị phế, các thế gia vọng tộc địa phương có tin tức nhanh nhạy đều biết Tứ hoàng tử là người có khả năng kế thừa ngai vàng nhất, cho nên tất cả các thế gia vọng tộc. đều không thấy bất ngờ khi Tứ hoàng tử kế vị.
Quan trọng nhất là Tứ hoàng tử vừa lên ngôi đã tuyên bố bãi bỏ chính sách mới do Kim Phi và Cửu công chúa ban hành, tước bỏ tất cả chức tước và chức vị của Kim Phi, gán cho tiêu cục Trấn Viễn, quân Trấn Viễn là phe phản loạn.
Lúc ban bố chính sách mới, các thế gia vọng tộc trong thiên hạ đều cảm thấy tận thế tới rồi, cũng căm hận Kim Phi tới tận xương tủy.
Nhưng lúc đó Kim Phi quá mạnh mẽ, dù bọn họ có hận cũng không còn cách nào.
Sau khi chính lệnh của Tứ hoàng tử được truyền ra, thế gia vọng tộc ở các nơi đều võ tay tỏ vẻ vui mừng, chủ động giúp. Tứ hoàng tử đàn áp bá tánh không hài lòng tại địa phương.
Dưới sự ủng hộ của thế gia vọng tộc các nơi, dù Tứ hoàng tử mới lên ngai vàng nhưng cũng đã vững vàng.
Nhưng bắt đầu từ khi Ngưu Bôn bị giam cầm ở cổng Yên Tử, tình thế đột nhiên vượt khỏi tầm kiểm soát.
Phùng tiên sinh phát hiện Ngưu Bôn không có cách nào truyền tin cho Kim Phi được, nên âm thầm phái người báo tin cho làng Tây Hà.
Tất nhiên ông ta làm vậy không phải vì lương tâm cảm thấy thế, mà là ép Cửu công chúa phái người đi cứu Ngưu Bôn.
Kim Phi từng nêu khẩu hiệu ở làng Tây Hà là 'không vứt bỏ, không từ bở, cho nên dù là thật sự duy trì uy tín của Kim Phi, hay ổn định lòng quân, Cửu công chúa đều phải đi cứu.
Trước khi nghĩ cách cứu viện, Cửu công chúa còn cố ý phái mật thám tới gần cổng Yên Tử để xác nhận.
Sau khi xác nhận đúng là đám Ngưu Bôn bị giam, Cửu công chúa, Quan Hạ Nhi và Trịnh Phương bàn bạc, phái ra năm trăm nhân viên hộ tống đi cứu viện.
Doanh trại biên phòng của Đảng Hạng gần Hi Châu chỉ có tổng cộng không quá hai ngàn binh lính không chuyên, nếu là bình thường, năm trăm nhân viên hộ tống được trang bị hẳn hoi, đủ để dẹp yên bọn chúng, nhưng vì tính kế làng Tây Hà, trong tin Phùng tiên sinh không nhắc tới chuyện quân viễn chinh về phía nam, mà Cửu công chúa cũng không nghĩ tới điểm này.
Thế là năm trăm nhân viên hộ tống đã đụng độ với quân viễn chinh của Đảng Hạng.
Quân viễn chinh về phía nam chính là binh tinh nhuệ của Đảng Hạng, các nhân viên hộ tống lại bị đánh cho trở tay không kịp, không chỉ không cứu được người, bản thân cũng bị nhốt trên một ngọn núi hoang, chật vật chống đỡ.
Cửu công chúa nhận được tin, lập tức biết mình bị người gài bãy rồi.
Nhưng lúc này dù có hiểu rõ cũng đã muộn, mấy trăm nhân viên hộ tống bị nhốt trong lãnh thổ Đảng Hạng, Cửu công chúa không thể không đi cứu, đánh nhau với quân viễn chinh của Đảng Hạng.
Phùng tiên sinh không cần dùng tới một binh một tốt nào, không chỉ ngăn được quân viễn chinh của người Đảng Hạng, còn điều chuyển được hơn nửa nhân viên hộ tống chủ lực trong tay của Kim Phi.