Chương 38: Ánh thơ hào hùng
Tống Trí trước giờ không vừa mắt Tào Hành Chi, hắn ta liếc xéo một cái rồi đáp: ‘Tào đại nhân, không cần ông nhiều chuyện. Bổn quan nếu khát thì sẽ tự biết đường uống1′.
Tống Trí vẫn không chịu bỏ cuộc, cục tức trong bụng chưa được trút ra, làm sao hắn ta có thể tha cho tên con rể không biết trời cao đất dày này được?
Nếu chuyện hôm nay đồn ra ngoài, Tống Trí biết giấu mặt vào đâu?
Nếu một người tài giỏi thắng mình thì cũng đành thôi, nhưng người thắng hắn ta lại là Tiêu Lâm. Mặc dù chỉ là một trận khẩu chiến, nhưng những vị quan trong triều sau này có lẽ sẽ cho rằng tài ăn nói của hắn ta còn không bằng vị Giải nguyên này.
Hắn ta đang định nổi trận lôi đình nhưng Tiêu Lâm đã không cho hắn cơ hội.
Tiêu Lâm khoát tay, thay đổi thái độ không hợp tác ban nãy, nói: “Nếu Tống đại nhân đã muốn nghe thơ của Tiêu mỗ, vậy Tiêu mỗ sẽ làm một bàỉ thơ. Bài thơ này xỉn tặng cho Tào đại nhân và mỗi vị khách đang ngồi đây”.
Tiêu Lâm đặc biệt hành lễ với Tào Hành
Chi để trả ơn ban nãy ông ta giúp hắn giải vây.
”Đem giấy tới đây!1′
“Đem bút tới!1′
“Nghiên mực đâu!”
Tiêu Lâm hô lên ba tiếng, A Thạch nãy giờ chầu trực bên cạnh vội vã mang giấy bút nghiên mực tới cho hắn.
Đây đêu là giấy mực nghiên do hoàng thượng ban thưởng, Tiêu Lâm vốn đã muốn khoe ra, giờ vừa hay có cơ hội tốt.
Đa số những người có mặt đều là văn nhân, đều có thể nhện ra những món đồ thượng phẩm này.
Cây bút này làm từ lông chim Dịch Hồng Vân Hạc, vô cùng tinh tế và quý giá, ở kinh thành này tìm được một cây bút như vậy vô cùng khó.
Còn giấy Tuyên này là loại giấy Thanh Đàn – một trong số những loại giấy Tuyên quý giá nhất. Chất giấy Thanh Đàn làm cho đường bút mượt mà hơn, dễ bảo quản hơn, để lâu nhưng không sờn rách, không biến dạng, không đổi màu, lại còn chống mối mọt côn trùng. Loại giấy này được mệnh danh là có tuổi thọ hàng ngàn năm, có thể nói là loại giấy tốt nhất trong
thiên hạ. Loại giấy này sản xuất số lượng cực ít chỉ có hoàng tộc mới được phép dùng.
Còn một siêu phẩm khiến đám đông phải trầm trồ ghen tỵ là nghiên mực Đoan cực kỳ nổi tiếng.
Người trong triều cũng chỉ có bảy tám người có được nghiên mực Đoan này, hơn nữa ai nấy đều là đại thần lập được đại công. Một vị Giải nguyên lại được hoàng đế ân sủng như vậy, xem ra bệ hạ thực sự rất coi trọng người này.
Sau khỉ hắn bày những thứ này ra, tiếng xì xào cũng nhỏ đi một chút.
Tiêu Lâm tay vung bút, hành văn mạch lạc không hề vấp váp, khí chất toả ra khắp nơi khiến đám người xung quanh không khỏi nín thở chờ đợi.
Bài thơ hắn viết ra là “Quan Thương Hải” của loạn thế anh hùng Tào Tháo, nhưng vì Đại Nguy không có địa danh nào là Thương Hải nên hắn đổi lại tên một chút, tránh để đám người này bắt lỗi. Tào Hành Chỉ vội vã bước tới, vừa nhìn hắn viết vừa ngâm theo.
“Quan Hải:
Đông lâm kiệt thạch, dĩ quan thương hải.
Thuỷ hà đạm đạm, sơn đảo tủng trĩ.
Thụ mộc tùng sinh, bách thảo phong mậu.
Thu phong tiêu sắt, hồng ba dũng khởi.
Nhật nguyệt chi hành, nhược xuất kỳ trung.
Tinh hán xán lạn, nhược xuất kỳ lý.
Hạnh thậm chí tai, ca dĩ vịnh chí1’.
Đám đông trợn mắt há miệng, vẻ mặt khó tin nhìn Tiêu Lâm. Chỉ trong có vài nhịp thở mà hắn lại có thể viết ra một bài thơ hay như vậy!
Bọn họ dường như nhìn thấy trước mặt một vùng biển rộng dậy sóng lớn như muốn nhấn chìm nhật nguyệt, những ngọn sóng như những ngọn núi lớn hết lớp này đến lớp khác dâng lên!
Tiếng thơ như tiếng lòng, nếu người làm thơ không có hoài bão lớn lao, không có ý chí lập công lập nghiệp, không tin tưởng và lạc quan vào tương lai thì không thể nào viết ra áng thơ hùng vĩ, tráng lệ như vậy.
Tào Hành Chi vỗ vai Tiêu Lâm, cất tiếng khen ngợi: “Không hổ danh là Giải nguyên do bệ hạ lựa chọn! Hào khí này người thường khó mà bì nổi! Khí thế này hiện giờ trong triều cũng chỉ có Tân lão tướng quân mới có được mà thôi!”