Một tuần tiếp theo lại trôi qua dưới sự bận rộn không ngừng.
Mạc Linh không chỉ bận chuẩn bị cho kỳ thi tháng năm mà cả hội chợ vào cuối tuần nữa.
Cô phải dệt thêm vải số lượng lớn.
Dù mới mở cửa trở lại Mạc Y Phường cũng bắt đầu có tiếng tăm.
Cửa hàng ở ngõ Quỳnh lúc nào cũng trong tình trạng thiếu vải.
Nhu cầu tìm thêm người học dệt càng ngày càng lớn.
Hiện giờ, Khánh Vy và ông Duy đang bắt tay vào việc này.
Nhưng muốn tìm người học dệt cũng không phải dễ dàng.
Nếu không phải thế quy mô của các phường dệt khác cũng mở rộng từ lâu rồi.
Song chuyện này cũng không gấp được.
Hiện giờ, Khánh Vy cũng bắt đầu dệt nhiều hơn.Áp lực của Mạc Linh được giảm một ít.
Tuy vậy, Khánh Vy mới chỉ dệt được kiểu dệt đơn và vài loại dệt đôi.Số kiểu dệt đôi còn lại và dệt nổi vẫn do Mạc Linh phụ trách.
Hiện giờ, Mạc Linh cũng nghiên cứu sang dệt chìm rồi.Nhưng cô mới chỉ thành thạo hai loại mà thôi.Buổi sáng hôm diễn ra hội chợ là thứ bảy.
Mạc Linh đã xin cô Đoan nghỉ từ hôm trước nên tối thứ sáu cô liền về nhà cậu mợ.Từ ngày chuyển ra, cuối tuần nào Mạc Linh cũng về đây để hỗ trợ cửa tiệm.
Quan hệ giữa cô với mọi người cũng ngày càng tốt hơn.
"Chúng ta thay đồ trước khi đến hay là đến rồi mới thay ạ?" Thùy Dương đang sắp đồ liền hỏi.
Ngày hôm nay đi đến hội chợ chỉ có bốn người, mẹ của nó bận chuyện cửa hàng bánh mì nên sẽ không đi.
"Đến đó rồi thay", ông Duy kiểm tra lại đồ đạc cần mang rồi nói, "Đến đó chúng ta còn phải xếp đồ nữa"
Thùy Dương nghe vậy vâng đạ rôi cất quần áo vào túi.
Mạc Linh và Khánh Vy đang kiểm tra lại vải dệt một lần nữa.
Cuối cùng, sáu giờ sáng mọi người xuất phát lên đường đến hội chợ.
Để thuận tiện, ông Duy đã mua một chiếc ô tô kiểu bán tải vừa có thể chở đồ lại phù hợp cho bốn, năm người trong nhà.
Địa điểm diễn ra hội chợ lần này ở trung tâm thành phố.
Nơi này vốn là sân vận động, diện tích đủ lớn, có cổng vào chắc chắn để kiểm soát lượng khách ra vào.
Nơi đây cũng là nơi chuyên tổ chức hội chợ truyền thống mỗi năm.
Ông Duy đỗ xe vào khu của nhân viên.
Những người đến trưng bày đồ đều xếp vào khu nhân viên cả.
Sau đó, cả bốn người bọn họ tay xách nách mang tiến vào bên trong.
Trên đường, bọn họ gặp không ít người quen trong bộ dáng tương tự.
Ai nấy đều rất vội vã.
Chín giờ sáng, hội chợ sẽ khai trương.
Nhanh chóng tìm đến gian hàng của mình, ông Duy liền phân công mọi người làm việc.
Đến lúc diễn ra hội chợ, Khánh Vy và Mạc Linh sẽ thay nhau ngồi dệt để khách tham quan xem.
Mục đích của bọn họ đến hội chợ này là để quảng bá sản phẩm.
Còn đơn hàng lớn có hay không cũng được.
Với sức hiện giờ, Mạc Y Phường nhận đơn hàng lớn cũng có chút khó khăn.
"Mấy đứa đến rồi đấy à?"
Bọn họ đang dọn đồ thì cụ Minh đến.
Các cụ trong hiệp hội đều rất quan tâm đến Mạc Y Phường.
Mạc Y Phường không chỉ là một cái tên của Mạc gia mà cũng là một trong những đặc trưng ở thành phố này.
Thành phố P trước đây nổi tiếng với bảy phường dệt vải trong đó có Mạc Y Phường.
Các cụ như cụ Minh đều lớn tuổi rồi, thích nhớ về những gì xưa cũ.
Nếu Mạc Y Phường dần dần tàn lụi lúc này, các cụ sẽ cảm thấy rất nuối tiếc cũng như đau lòng cho người bạn già luôn tận tâm tận lực của mình.
"Dạ, cháu đến sớm để dọn dẹp", ông Duy vui vẻ nói.
"Dạo gần đây nghe nói Mạc Linh gửi đến hội dệt chìm rồi hả?" Cụ Minh hỏi.
Mỗi lần Mạc Y Phường dệt ra được đồ mới đều gửi đến hiệp hội.
Ngoài mục đích để đăng ký ra, bọn họ cũng gửi biếu mỗi cụ một miếng vải nữa.
"Cháu nó đang nghiên cứu nhưng vẫn chưa thành thạo hết được", ông Duy vui vẻ nói.
Chuyện này khiến ông rất vui mừng.
Dù ông ủng hộ việc Mạc Linh đến cửa hàng vest nhưng một mặt ông cũng lo.
Mạc Y Phường hiện giờ dựa vào con bé rất nhiều.
Mạc Linh là người dệt chính.
Nếu con bé có vấn đề gì, Mạc Y Phường sẽ thiếu vải.
Hơn nữa, chỉ có Mạc Linh đọc hiểu sách tổ truyền.
May mắn, những điều ông lo ngại đều không xảy ra.
Mạc Linh yêu thích những bộ vest nhưng cũng thích dệt vải.
Công việc bên tiệm con bé cũng rất cố gắng.
"Tốc độ này là nhanh lắm rồi", cụ Minh mỉm cười, "Nhanh thôi mạc Y Phường sẽ có vải dệt hai mặt"
"Mượn cát ngôn của cụ", ông Duy đáp lại.
Hai người bọn họ nói chuyện một lát thì cụ Minh rời đi.
Cụ Minh cũng lớn tuổi rồi, không thể đứng quá lâu được.
Mạc Linh và Khánh Vy xếp vải xong thì lần lượt đi thay đồ.
Đến lúc bọn cô quay lại thì đổi chỗ cho ông Duy và Thùy Dương.
"Em đang học dệt nổi mà vẫn chưa ra", Khánh Vy buồn bã đáp.
"Em thử dệt chị xem nào", Mạc Linh liền đề nghị.
Khung dệt lúc nãy cậu đã lắp rồi.Giờ bọn họ muốn dệt cũng tiện hơn.
Khánh Vy nghe vậy liền gật đầu, ngồi xuống khung dệt.Khánh Vy xếp thoi chỉ rồi bắt đầu dệt.
Mạc Linh đợi Khánh Vy dệt được một đoạn ngắn thì bảo dừng lại: "Em để thoi sai rồi.Dệt nổi khác dệt đơn và dệt đôi.Đây là một kỹ thuật hoàn toàn tác.Thoi chỉ phải bắt đầu từ bên trái sang.Với lại đây là dệt nổi ngược.Sao em lại học?"
Dệt nối ngược tên như ý nghĩa, ngược từ đầu đến cuối.Vải dệt từ trên xuống, mặt phải dưới, mặt trái trên.
Chỉ cũng phải đưa ngược bên mới ra hình thù được.
Đây cũng là kỹ thuật dệt nổi rất khó.
Mạc Linh cũng chật vật mãi mới học được.
Không ngờ, Khánh Vy lại nhảy cóc thế này.
"Lúc đọc sách có mỗi cái này em hiểu.Mà mấy hôm đó chị đang bận không tiện hỏi", Khánh Vy chột dạ nói.
Mạc Linh nghe vậy lắc đầu an ủi: "Chị không trách em chỉ là hơi bất ngờ thôi.Nếu em đã học cái này rồi thì chị chỉ luôn được mà.Dệt nổi khác với dệt đôi và dệt đơn các loại đều có chung một cách dệt cơ bản.Dệt nổi là mỗi loại một khác.Cái em đang dệt là dệt ngược vì nó ngược từ đầu đến đuôi.Bình thường chúng ta dệt từ cuối dệt lên nhưng cái này phải dệt từ đầu xuống.mặt hiện hoa văn là mặt bên dưới nên cần phải để ý hơn.Để chị làm mẫu cho em"
Mạc Linh nói xong bảo Khánh Vy đứng dậy để mình làm thử.
Dệt ngược rất khó, cô cũng phải loay hoay mãi mới tìm ra cách.
May mắn là Khánh Vy học lúc cô đã thành thạo rồi không thì cô cũng chẳng biết chỉ kiểu gì.
"Đây, em nhìn thử coi.Thoi chỉ đưa từ bên trái sang, không yêu cầu quá nhanh nhưng phải dứt khoát.Lúc ấy mũi chân bên dưới đạp hai nhịp một.Nhớ cẩn thận không sẽ bị bỏ mũi", Mạc Linh dặn dò.
Lên google tìm kiếm từ khóa truyenazz để đọc những truyện ngôn tình, tổng tài nhanh và mới nhất nhé! Bên khác copy sẽ thiếu nội dung chương đó ạ!