Lê Anh Thi ngồi không cũng bị trúng đạn, trong lòng cô đang mắng đến cha mẹ họ ngốc đầu không lên luôn rồi.
Nhưng cuối cùng cô cũng đưa tay lên và anh lạnh mặt nhìn những con người cùng lớp của cô lúc này cũng hiểu được lý do tại sao cô luôn là người được chọn để đại diện trường đi thi đấu rồi.
Bởi vì những con người này không biết phấn đấu mà luôn ỷ lại vào người khác, hơn thế bảo bảo của anh đã gầy hẳng một vòng cũng do những con người này gây ra.
" Anh Thi, em đứng lên nói đi! " Trương Gia Huy cũng không đành lòng để cho cô giơ tay mãi nên gật đầu lên tiếng đồng ý.
- ---------------
Nhưng chưa để cô đứng lên thì anh lạnh giọng lên tiếng tiếp: " Thầy hy vọng sao khi các em nhận được tài liệu từ lớp trưởng thì nhớ phải xem bài trước khi đến lớp, và khi đó thầy hy vọng mỗi khi thầy ra câu hỏi thì các em đều phải xung phong phát biểu để có được điểm cộng từ thầy có biết không? "
[ chúng em biết rõ thưa thầy! ] Tất cả học sinh trong lớp đều đồng thanh lên tiếng, có người tự giác cũng có những người hùa theo tập thể thôi.
" Thầy hy vọng các em hứa được thì sẽ làm được, chứ đừng nghỉ đến việc người khác bỏ công sức mà mình lại ngồi chễm trệ nhận thành quả học tập của người khác là đều đương nhiên! Hơn nữa thầy cũng nói luôn, với những môn khác thì thầy không biết, còn riêng đối với môn của thầy thì thầy sẽ có cách riêng để nhận biết ai là người cóng hiến và ai là người ngồi nhận thành quả của người khác đến khi thi cuối học phần thành tích có kém cũng đồng nghĩa với việc ở lại chứ thầy sẽ không cho thi lại đâu! " Trương Gia Huy vừa dứt lời liền nhìn những người còn đang đắc ý mặt mày trở nên xám xịt, họ không ngờ rằng giáo sư Trương vừa nhìn thấy đẹp trai nhưng không ngờ anh lại tàn nhẫn mà nói chấm điểm không nếu họ không chịu cố gắng.
Cũng đáng thôi, vì anh vừa hỏi một câu hết sức đơn giản nhưng họ lại không biết vận dụng đầu óc của mình mà lại ỷ vào Lê Anh Thi cho nên kết cục của họ cũng không mấy tốt đẹp nha.
" Ui da, công nhận ông chồng của cậu ra chiêu ác thật đấy! Chưa gì đã chém những con tiểu thư danh giá dựa vào thế lực của gia đình vào đây để có mặc mũi...! Chậc chậc... ai dè lại bị ông chồng nói chưa đến ba câu thì những con người đó mặc mài đã không còn giọt máu nào luôn rồi! " Lưu Ảnh nhìn bạn thân mình nhỏ giọng cảm thán.
Lê Anh Thi cũng chỉ mỉm cười mà không đáp, nhưng cô hiểu được những gì mà anh nói với lại hôm thi cuối cùng đó anh cũng đã cảnh cáo những học đệ và các bạn khác khoa cũng chung những lời nói như thế này.
" Mà này, chưa gì mình thấy ông chồng của cậu đã quan tâm cậu đến mức mình nhìn vào mà cảm thấy xót thương bản thân mình luôn đó! Đã vậy khi mình đi chung với cậu, ông chồng của cậu còn không để mọi người xung quanh vào trong mắt mà mặc kệ họ đang ăn comtros và làm bóng đèn hơn cả ngàn what luôn đó! " Lưu Ảnh càng nói càng cảm thấy tức cả lòng ngực luôn.
Lê Anh Thi mỉm cười lên tiếng an ủi bạn thân mình: " Được rồi đừng tức giận nữa, sau khi tan học hai chúng ta đi uống trà sữa chịu không? "
Nghe đến ăn uống, Lưu Ảnh gật đầu như gà mổ thóc lên tiếng: " Được, được cậu hứa đó! "
" Ừ mình hứa với cậu! "
Lê Anh Thi gật đầu chắc chắn.
Trương Gia Huy sau khi răng đe cả đám học trò rồi mới nhẹ giọng lên tiếng với cô: " Anh Thi bây giờ em có thể nói những gì em đã phân tích về Triết Học rồi đó! "
Cuối cùng Lê Anh Thi đứng dậy lên tiếng trả lời anh: " Thưa thầy theo em nãy giờ ngồi phân tích về hai từ Triết Học sẽ có rất nhiều định nghĩa và khái niệm, nhưng em sẽ phân tích sâu hơn về Triết học ạ: “Triết học” trong tiếng Anh là “philosophy" xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại φιλοσοφία (philosophia), có nghĩa là "tình yêu đối với sự thông thái". Sự ra đời của các thuật ngữ "triết học" và "triết gia" được gắn với nhà tư tưởng Hy Lạp Pythagoras. Một "nhà triết học" được hiểu theo nghĩa tương phản với một "kẻ ngụy biện". Những "kẻ ngụy biện" hay "những người nghĩ mình thông thái" có một vị trí quan trọng trong Hy Lạp cổ điển, được coi như những nhà giáo, thường đi khắp nơi thuyết giảng về triết lý, nghệ thuật hùng biện và các bộ môn khác cho những người có tiền, trong khi các "triết gia" là "những người yêu thích sự thông thái" và do đó không sử dụng sự thông thái của mình với mục đích chính là kiếm tiền.
Thời kỳ triết học Hy lạp cổ đại, năm vấn đề cơ bản trên tương ứng với năm nhánh của triết học là siêu hình học, lôgic, nhận thức luận, luân lý học, và mỹ học. Tuy nhiên đối tượng của triết học còn mở rộng đến chính trị học, vật lý học, địa chất học, sinh học, khí tượng học, và thiên văn học. Bắt đầu từ Socrates, các nhà triết học Hy Lạp đã phát triển triết học theo hướng phân tích, tức là, phân chia vật thể thành các thành phần nhỏ hơn để nghiên cứu. Triết học cổ Hy Lạp thường được coi là cơ sở của triết học phương Tây.
Các nền triết học khác không phải luôn luôn phân chia, hoặc nghiên cứu theo cách của người Hy Lạp. Triết học Ấn Độ có nhiều điểm tương tự như triết học phương Tây. Trước thế kỷ thứ 19, trong ngôn ngữ của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Trung Quốc, không có từ "triết học" mặc dù nền triết học của các nước này đã phát triển từ lâu rồi. Đặc biệt là các nhà triết học Trung Hoa sử dụng các phạm trù hoàn toàn khác người Hy Lạp. Các định nghĩa không dựa trên các đặc điểm chung mà thường có tính ẩn dụ và để chỉ một vài đối tượng cùng một lúc. Biên giới giữa các phạm trù không rõ ràng như trong triết học phương Tây. "
Trương Gia Huy nghe xong liền vỗ tay về những phân tích của cô, nói một cách chính xác thì quả thật cô vợ nhỏ của anh đã phân tích hai từ Triết Học này rất là sâu sắc và nhiều khía cạnh hơn.
" Đúng như những gì bạn Anh Thi đã phân tích, và bạn ấy đã phân tích rất chính xác. thầy có thể hỏi em tại sao không? Sao trong thời gian ngắn như thế mà em đã phân tích ra nhiều khía cạnh về Triết học vậy? "
Lê Anh Thi gật đầu trả lời anh ngay: " Dạ theo như thầy và một số thầy cô đã biết xuất thân của em. Em là một người rất thích đọc sách, sách đã đem đến cho em muôn vàn kiến thức và những loại sách em hay đọc đều do anh Hai đã dạy cho em từ lúc nhỏ. Cho đến hiện tại em vẫn rất thích đọc sách, có khi em đọc cả một ngày vẫn không thấy chán đó ạ! "