Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
Chương 73: Cùng thắng
- Tên khốn đó, suốt ngày vênh váo, giờ thì hay rồi, chạy như một con chó!- Ebisu ngồi ở một chỗ khá cao nhìn xuống khung cảnh lũ cướp biển đang chạy mà phán một câu.
Tên cướp làm nhiệm vụ phiên dịch nói lại đầy đủ với Kiệt, khiến cậu ta phải tặc lưỡi mấy cái. Sau đó cậu lấy một cái cốc, rót đầy bia rồi đưa cho Ebisu. Sở dĩ hôm nay có thể đánh một trận thắng giòn giã, là một phần nhờ vào Ebisu vậy.
Tối ngày hôm trước, sau khi bọn Tâm tới vạch trần hết những lời nói dối của hắn, đồng thời thông báo cho hắn biết kiểu tra tấn mới là không cho hắn đi ngủ, Ebisu đã thấy hơi ớn kẻ chỉ huy đám này. Thế nên, hắn quyết định gặp mặt kẻ cầm đầu phe bên kia để hỏi chuyện. Thấy đối phương có vẻ cởi mở, Kiệt mạnh tay hỏi về các phương pháp hành quân tác chiến của bọn cướp biển, các thói quen sinh hoạt, rồi cả tổ chức các kiểu,....
- Vì sao muốn khai hết mọi thứ?- Đối chiếu sơ sơ, cảm thấy lời khai của tên này có thể tin được, Kiệt hỏi lại. Đúng ra thì việc đối phương khai là sớm muộn, nhưng mới tối hôm nay thôi, tra tấn chưa nhiều mà đối phương đã khai thế này.
- Vì tao không muốn một mình mình phải chịu cảnh thua trận.
Nghe đối phương nói, Kiệt cũng nhíu mày, nhưng rồi nghĩ lại thì cậu ta hiểu ngay. Trong mấy trang giấy tình báo thu thập được, sự cạnh tranh và bất hòa giữa Ebisu và Kogoro cũng không hề bí mật.
Sau những gì Ebisu nói về lũ cướp biển, đồng bọn cũ của hắn, Kiệt đã chế định một sách lược hoàn hảo như vừa rồi. Thả miếng mồi để lũ cướp đuổi gấp, để bọn cướp có thời gian ăn uống no say khiến khả năng chiến đấu sụt giảm, cố tình mài mòn sự cảnh giác vội đội hình không mạnh về tấn công, tung lực lượng chuyên nghiệp vào để lấy lại thế trận; phân tích được cách đối phương phải làm khi không thể có phương tiện thường có nhằm giãn cách đội hình cho vũ khí tầm xa hoạt động, từ đó chế ra những cái khiên bện rơm, rồi phương thức ném giáo rồi ào lên giáp lá cà; tung đội xạ thủ ra hàng sau của địch, diệt cung thủ chúng từ đó hoàn toàn chiếm ưu thế ở tấn công tầm xa. Với tất cả những ưu thế như vậy, không thắng mới là lạ.
Nhìn cảnh quân mình đang thu binh, Kiệt vẫy tay cho mấy ông lính dự bị lôi Ebisu quay lại nhà giam, giam cẩn thận, nhưng cho khẩu phần ăn tốt hơn, do sự giúp đỡ vừa qua. Sau đó cậu cùng với các thành viên đội liên lạc và đội cứu thương đi xuống, hỗ trợ cứu thương, mang theo đồ giải khát các kiểu để giúp binh sĩ bên mình. Trước tiên, Kiệt cùng mọi người trong đội cứu thương nhanh chóng tìm kiếm những người bên phe mình bị thương, phân loại vết thương, vết thương nhẹ thì xử lý ngay, thương nặng thì sơ cứu rồi tìm cách chữa, người sắp chết thì đưa ra một chỗ xa, xem còn phương pháp nào không, còn không nữa thì đi tìm người thân của họ đến để nghe chăn trối.
Làm xong hết rồi, Kiệt mới ra chỗ những người còn đủ sức để ăn uống mà động viên họ.
- Trận đánh quá hay!- Kiệt đến chỗ từng người lính, mang bia cho họ uống, mang hoa quả cho họ ăn, động viên họ, thậm chí nhiều lúc còn ngồi xuống kiểm tra lại chỗ băng vết thương cho những người mà cậu thấy đội cứu thương Hồng Bàng làm không tốt. Dù gì, cậu ta cũng từng trải qua một khóa huấn luyện quân sự trên đại học, việc băng bó cũng hiểu sơ sở.
Đáp lại những hành động của Kiệt, tất cả đều khen kế hoạch tác chiến của cậu ta, rồi họ còn ca ngợi sự chuẩn bị chu đáo của Kiệt sau trận đánh nữa. Kiệt cười cười không nói gì với những lời ca ngợi, cậu cho họ thêm đồ ăn, trước khi quay sang chỗ những người đang bị thương nặng và người sắp chết.
- Đội cứu thương thật quá kém!- Đào Thùy Linh người đầy máu đi ra, nét mặt đầy đau khổ, cô bé vừa mất một người anh họ, dù đã được tận tình cứu chữa.
Sở dĩ Linh nói câu kia là do cô bé chính là một thành viên trong đội cứu thương. Đội cứu thương là nơi những cô gái trẻ, có chút khéo tay đến làm, họ được Kiệt đào tạo khả năng băng bó, sắp thuốc, sơ cứu, xử lý những vết thương ngoài da tại chỗ cho những ai bị thương trong đội lính. Giờ đây, sau những lần thực hành đầy lý thuyết, lắm khi còn cười đùa trêu nhau, họ phải đối mặt trực diện các vết thương thực tế, nơi máu me, tiếng rên rỉ của người bị thương làm quá nhiều thành viên trong đội gần xỉu, phải ấn huyệt cho tỉnh lại mà làm tiếp. Còn những người bị thương sắp chết, người nhà cũng đã tới, Kiệt không tới làm gì cả, đó là những giờ cuối cùng của họ rồi.
Nhìn Linh, Kiệt thở dài, đây là thời kỳ mà y học còn quá sơ khai, những vết thương nặng thế kia gần như không chữa khỏi được. Cậu vỗ vai cô bé thay cho lời an ủi, còn gì đau khổ hơn một bác sĩ không cứu được người bệnh, và người bệnh đó còn là người nhà của mình.
Đi quanh khu vực của những người chờ chết ít lâu, Kiệt được báo rằng mọi người đã khỏe lại nhiều, những thanh niên trẻ khỏe, lính của Lý Tuấn đồng loạt đề nghị rằng họ nên tiến hành giai đoạn truy kích, đánh cho đám kia thêm một đòn mạnh tay nữa. Kiệt tán thành, nhưng cậu cho rằng nếu truy kích thì nên từ từ, bởi đang đêm. Lũ cướp biển rất có thể sẽ nghĩ tới việc phục kích bên đường, hoặc đơn giản là chúng nằm ra nghỉ ngơi, quân ta chạy qua thì chúng thấy và quay lại đánh. Trận này thằng là vì ta bắt thóp được chúng, chứ về quân số ta thua thiệt nhiều, và đây cũng là lý do bên ta thương vong không phải là ít. Trái lại, địch tuy thua, xong chúng dù gì cũng thân kinh bách chiến, e rằng chả mấy mà hoàn hồn. Giờ việc ta nên làm là nhanh nhanh chóng chóng lũi về nơi ẩn náu.
Lời của Kiệt tuy rất có lý, các binh sĩ của Lý Tuấn lại hơi dùng dằng. Trong trận chiến vừa rồi, đám này vốn dĩ có nhiệm vụ tấn công vào đầu não địch, đây là kế mà bọn nó vạch ra, là bỏ thuẫn để tăng độ linh hoạt, cứ thế mà cầm đao chém thẳng vào đội hình địch, mở đường máu tìm tới chỗ chỉ huy của lũ cướp biển, giết chết Kogoro, giải quyết dứt điểm trận chiến với tổn thương thấp nhất. Kế sách này nghe thì rất hay, nhưng Kiệt với tính cẩn thận đã nói rõ rằng nếu tình hình có biến, họ hãy cố gắng câu kéo để chờ quân Hồng Bàng tiếp ứng. Quả đúng như cậu ta dự liệu, bọn cướp biển đâu phải lũ tay mơ, chúng chống cự mạnh mẽ, kế hoạch của Lý Tuấn phá sản, và cũng vì việc bỏ thuẫn để tăng độ linh hoạt, nên khi giao chiến đám lính của Lý Tuấn bị thương nhiều hơn dân Hồng Bàng, dù thời gian vào trận không bằng, hậu quả là 5 người chết, 10 người bị thương có nặng có nhẹ. Đám này vốn là anh em thân thiết, nên giờ đang đề nghị truy sát lũ cướp biển để báo thù.
Sau hồi dùng dằng, Kiệt cũng hai tay cùng làm, một mặt di tản quân Hồng Bàng đi, không để đám Lý Tuấn kích động họ, mặt khác ngọt nhạt khuyên bảo. Thấy quân Hồng Bàng đi hết, bên mình cũng chỉ có 15 người lành lặn, truy kích địch là lấy trứng trọi đá, đành cùng Kiệt rút lui. Cả bọn vừa rút đi ít lâu, thì đám cướp biển quay lại, y như Kiệt lo lắng phòng bị. Chúng lần này cẩn thận hơn, lùng sục kỹ càng mọi điểm, và chỉ tới khi trời sáng bảnh mắt, chúng mới đành phải chấp nhận rằng kẻ địch thực sự lại biến mất lần nữa.
Thất bại hôm đó quả là một sự đại sỉ nhục với Kogoro, nên hắn càng mạnh tay đánh đập đàn em, luôn bắt chúng phải truy tung quân Hồng Bàng, đồng thời mạnh mẽ yêu cầu đóng quân thêm mấy ngày nữa. Cơn hận này hắn nuốt không trôi. Đối phó với hành vi truy lùng của quân giặc, lúc này làng Hồng Bàng chỉ đơn giản là mài sẵn gươm giáo, giết sạch bọn truy lùng, đồng thời tập trung chờ đợi đề phòng. Sau trận đánh đêm hôm nọ, thế và lực hai bên đã có sự xoay chuyển, bọn cướp biển ít nhiều có sự nhụt chí, không dám tiếng mạnh vào rừng núi mà đánh như cũ nữa, chúng sợ lại bị dụ. Vì vậy, việc bọn truy tìm bị giết sạch ở khu gần nơi dân Hồng Bàng sinh sống đã cho chúng biết được địa điểm tương đối chính xác, thì chúng cũng không ồ ạt tiến lên, mà từng bước áp sát. Thậm chí Kogoro còn cho người mang pháo từ thuyền lớn lên để sẵn sàng bắn nát hệ thống phòng ngự của quân Hồng Bàng. Sự chuẩn bị đầy đủ của gã thực là quá kỹ, tới mức Kiệt tự hỏi thằng cha này quên mất hắn là cướp biển rồi nhỉ.
Tôn Tử nói rằng: kẻ làm tướng không được vì cơn giận mà khởi binh. Trong cơn giận, con người ta thường mất bình tĩnh. Khi Kogoro liên tục truy tung quân Hồng Bàng và kéo dài thời gian ở lại làng Hồng Bàng thì quân chính quy của huyện Sơn Hải đã được điều động tới ứng cứu. Họ bắt đầu xuất phát từ ngày thứ hai mà làng Thụi bị phá, vốn dĩ chỉ định tới để làm uy, ai dè quân giặc không rút đi, thế là chuột sa chĩnh gạo. Quân đội do Lý Sử A thấy bọn cướp biển chưa có rút đi, liền đánh thẳng vào thuyền chúng, đáng lẽ bình thường đám thuyền này có pháo để phòng ngự, nhưng Kogoro đã lôi hết pháo lên bờ, nên quân triều đình đánh dễ dàng.
Bây giờ, biên quân đã vây lại, không có thuyền để chạy, quân Hồng Bàng lại tỏ ra sẵn sàng đánh tới cùng, đám cướp biển nhất thời hoảng loạn. Đám Lý Tuấn đề nghị đánh luôn, phối hợp với biên quân của cha mình đánh hai mặt, diệt sạch kẻ thù, lấy được thắng lợi lớn, nhưng Kiệt không nghe, trái lại, cậu ta lén thả cho Ebisu đi, đồng thời chỉ cho hắn con đường đào thoát mà chỉ dân Hồng Bàng biết, thậm chí đám Lý Tuấn cũng không hay.
- Vì sao lại muốn cho bọn này con đường sống?
- Nếu đánh thật, pháo của các anh sẽ đánh chết bên tôi trước mất! Hơn nữa các anh còn tồn tại, thì bọn tôi mới có thể lý giải cho việc tự võ trang chứ!- Kiệt cười. – Cái thắng Lý Tuấn muốn lập công bằng máu dân Hồng Bàng đâu có được.
Ebisu gật gù, rồi nói luôn cho Kiệt biết việc Từ Văn Đồng nhờ bọn hắn tấn công làng Hồng Bàng khi trước.
- Tôi hi vọng ta sẽ còn có thể hợp tác nhiều lần nữa!- Ebisu cười
- Mong rằng ngày đó không tới!- Kiệt đáp lại, nếu thực sự có ngày đó, thì e rằng dã tâm của cậu sẽ lớn lắm đây.
- Biết đâu đó.
Hai bên chia tay nhau, Ebisu hôm đó quay về trại bọn cướp, tổ chức một cuộc binh biến, giết chết luôn Kogoro rồi dẫn lũ cướp chạy luôn. Đồng thời, theo mưu của Kiệt, bọn chúng còn tạo dấu vết giả để cuộc chạy trốn trông giống thật. Nơi bọn nó đi chính là là Thụi. Tới đó rồi, bọn nó cướp thuyền của dân làng đó, chèo gấp đi huyện thị Sơn Hải, rồi lại cướp thuyền ở huyện thị Sơn Hải mà đi về. Do bọn cướp hành động quá nhanh, hướng đi qua bất ngờ, biên quân không theo kịp, mọi sự phải chấm dứt, mà thậm chí Lý Sử A còn bị chửi mắng vì để bọn cướp biển thoát khốn, đánh cả vào huyện thị Sơn Hải.
Đang ở cảnh xấu hổ, thì làng Hồng Bàng và làng Thụi đồng loạt tới kể công Lý Tuấn, khiến danh dự Lý Sử A vẫn hồi phần nào, thế nên tâm tình ông ta cũng vui vẻ hơn đôi chút. Sau đó, hai làng cùng xin xỏ, mong Lý Sử A cho phép họ lập lực lượng tự vệ dưới sự giám sát của biên quân như hiện nay, rồi 2 ngôi làng còn lại của phía nam huyện Sơn Hải cũng dâng thư liền đó, Lý Sử A tạm đồng ý, vì có vậy công của con y mới che lấp được khuyết điểm của y. Hơn nữa, y cũng thấy con hơn cha là nhà có phúc, nếu con y nhân thế mà có thể được thăng chức, phạt y chút cũng là đáng.