Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
Chương 55: Khai thông tâm trí
Sự hợp tác giữa bốn làng với sự chỉ đạo của Kiệt với các tiệm gạo ở huyện thị Sơn Hải là hợp tác bình đẳng, đôi bên cùng có lợi thông quá các điều kiện chính:
- Các tiệm gạo ở huyện thị Sơn Hải bao tiêu sản phẩm gạo của 4 ngôi làng, định giá mà hai bên thỏa thuận. Và gạo này khi bán ra không được cao hơn 15% giá bán buôn của hai bên
- Việc vận chuyển gạo là do người trong làng đảm nhiệm, và họ được nhận một phần tiền lương cho việc này.
- Gạo được đóng trong các thùng chở tới điểm giao, sau đó được đổ dần ra các bao. Đây là lúc để kiểm tra. Nếu như đã không có vấn đề gì ở khâu này, hoặc không phát hiện ra, hoặc không yêu cầu tạm ngưng do phát hiện vấn đề, thì mọi khâu phía sau nếu có phát sinh vấn đề gì các làng cung gạo không chịu trách nhiệm.
Đồng thời với việc ký kết các điều khoản này, Kiệt nói với Minh tìm cách thông báo cho toàn dân trong huyện thị biết mọi thứ. Thông qua việc này, Kiệt đảm bảo rằng cậu ta sẽ có một hệ thống giám sát chạy bằng cơm làm việc miễn phí và nhiệt tình. Còn gì mạnh hơn tình báo nhân dân, dùng tai mắt của dân để giám sát kẻ địch, bài học đến từ thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến với Pháp và Mỹ mà Kiệt luôn được đọc được nghe.
Sự lớn mạnh bất ngờ này, dù gì cũng làm xáo trộn tình hình trên huyện thị, khi một thế lực mới bất ngờ xuất hiện, các thế lực cũ tất nhiên phải có sự cảnh giác. Đầu tiên là Huyện lệnh Triều Văn Cốc, dù ông ta chưa thực sự thấy được tầm ảnh hưởng của Kiệt với quyết sách của 4 ngôi làng, thì việc 4 ngôi làng kia mạnh lên nhưng lại không có người nào đi học trong trường học huyện ngoài Hoàng Anh Minh chắc chắn sẽ là ưu thế cho Minh, và những gì cậu ta nói cũng sẽ ảnh hưởng tới thái độ của nhóm này với ông ta. Những đòn trừng phạt bấy lâu ông ta áp dụng lên người Minh sẽ thành một cản trở lớn với ông ta khi giao tiếp với thế lực mới nổi này. Liệu ông ta có nên kìm hãm hoặc gây chia rẽ bọn này không nhỉ? Và liệu Minh có thể gây ảnh hưởng tới mức ông ta cần làm vậy không? Triều Văn Cốc đau đầu suy nghĩ tới vấn đề như thế trong nhiều ngày liền trước khi quyết định rằng sẽ tiếp xúc dần với những kẻ cầm đầu là Đỗ Bá Xuyên và Đào Văn Xuân ( Bá hộ Đào) để bàn chuyện thử.
Trong khi Huyện lệnh lo lắng do những hành vi của ông ta với Anh Minh thì 4 nhân vật còn lại: Huyện doãn, Huyện úy, Huyện thừa và Hành quân Vệ úy đều khá thoải mái. Với họ, sự nổi lên của 4 ngôi làng lại là thứ khiến họ thấy lợi nhiều hơn hại. Giá gạo và chất lượng gạo tệ hại ở huyện thị Sơn Hải là thứ bấy lâu nay làm họ khó chịu. Không phải mấy ông này yêu dân như con, mà vì thứ gạo tệ hại và giá gạo quá cao cũng gây ảnh hưởng nhiều tới họ, đơn cử như việc giá gạo cao thì làm thu nhập dân chúng phần lớn phải đổ vào mua gạo, thế là hết tiền ăn chơi, những ngành nghề nhà hàng đều không phát triển, mất đi một khoản thuế không nhỏ, hoặc như những thứ gạo vô cùng khó ăn, gạo cũ chuyển từ huyện Thanh Sơn về thì có lẽ người dân ăn không sao, nhưng mấy quan chức nhỏ, lính lác cũng phải ăn nữa, nhất là lính của vị Vệ úy Lý Sử A là phải ăn thứ này thường xuyên, khiến họ rất khó chịu,… Khi được 4 ngôi làng tuồn gạo tốt và giá cả phải chăng vào thị trường, mấy ông này mong còn không được ấy chứ. Họ nhanh chóng tới gặp mặt mà tuyên bố bảo kê cho việc bán gạo của 4 ngôi làng, tuyên bố thằng nào dám gây khó dễ cho việc này là biết tay họ.
Với tuyên bố này, cộng thêm việc gạo mới đi vào thị trường huyện thị thực sự gây các tác động tích cực, các thế lực địa đầu xà thay vì o ép, quyết định lạt mềm buộc chặt. Chúng nhanh chóng tỏ ra hòa hợp với thế lực mới nổi. Họ liên tục tìm cách tiếp cận, giao lưu và thậm chí chiêu đãi những người có vai vế trong 4 ngôi làng, hòng tìm cách có thể tìm thêm lợi nhuận. Sau một thời gian tìm hiểu, những thế lực này nhận ra được rằng họ có thể thu lời tốt hơn nếu có thể chia để trị, và khi bị chia rẽ, cái tất yếu là mỗi bên sẽ cố gắng bán giá cả theo như sự chỉ đạo của bọn họ. Để làm được điều này, các thế lực bản địa ở huyện thị Sơn Hải nhắm vào cái yếu điểm mà họ cho rằng là đủ để phá hủy liên minh lỏng lẻo giữa 4 ngôi làng- sự ăn chia không đều lợi nhuận. Mặc dù thực sự phải nói rằng nếu không có làng Hồng Bàng ( đúng hơn là Kiệt cùng với những phát minh, những ý tưởng của cậu ta) thì 3 ngôi làng kia còn nghèo tới mùa quýt, nhưng lòng tham và sự ngu dốt khiến 3 ngôi làng kia không chịu nhìn nhận điều này.
Mật ngọt chết ruồi, viên đạn đáng sợ là viên đạn bọc đường, chả mấy chốc, 3 ngôi làng còn lại dần nảy sinh mâu thuẫn với làng Hồng Bàng về lợi nhuận ăn chia. Họ yêu cầu phân phối lại lợi nhuận, và tất nhiên là những người như Đỗ Bá Xuyên hay Đào Văn Xuân chẳng nhảy dựng lên mới gọi là lạ. Căng thẳng giữa các làng nhảy lên mức độ mới, và ngay sau đó 3 làng kia đòi đuổi những người làng Hồng Bàng về.
- Qua sông đấm bòi vào sòng, về thì về!- Đào Văn Xuân làm ầm lên rồi lôi hết người họ Đào về
Để thể hiện rằng làng mình đoàn kết và cũng để gây thêm áp lực cho 3 làng kia, toàn bộ người dân Hồng Bàng đang làm công việc chuyển giao kỹ thuật cho 3 ngôi làng bị gọi về bằng hết. Để đáp trả lại, những ngôi làng kia cũng lập tức tuyên bố không bán thứ gì từ chỗ họ cho làng Hồng Bàng, cũng như sẽ không cho xe từ làng Hồng Bàng đi qua đường làng họ. Điều này nếu là thực, vậy là Hồng Bàng khác gì bị cô lập chứ. Tình hình căng quá, ba họ Hoàng, Đào và Đỗ phải họp gấp để tìm cách giải quyết.
- Đòn hiểm và độc này thì mấy thằng cha ở các làng kia không thể nào nghĩ ra được!- Đỗ Bá Xuyên nhận xét.
- Ý ông là bọn nó cũng bị khích hả?- Đào Văn Xuân dè dặt hỏi lại. Dù gì thì việc ông ta làm trong cơn nóng giận đã khơi mào mọi thứ.
- E rằng không chỉ bị khích bác đâu!- Hoàng Anh Kiệt lắc đầu- Ban đầu cháu đã có nhượng bộ thông qua việc cung cấp cho họ những phát minh mới, những thứ chắc chắn kiếm được thêm tiền và cả những thảo thuận có lợi cho họ. Khi đó, họ đã tạm yên. Nhưng dựa trên tình hình này và phản ứng bây giờ của họ, thì ắt hẳn những thứ đó là không đủ.
- Có kẻ đã ngấm ngầm chia rẽ thông qua lợi nhuận đúng không?
- Đúng thế, cháu tin là phải có yếu tố lợi nhuận. Phải có cả lợi ích xen lẫn vào, để những kẻ sáng suốt nhất của 3 làng kia cũng bị mụ mị. Người ta muốn bị lừa thì phải có đồng thời hai yếu tố, một là tham, hai là ngu. Ở đây là phải dùng lòng tham làm mờ lý trí.
- Lý trí gì cơ chứ?- Đào Văn Xuân buột mồm.
- Lý trí để hiểu rằng không nhận ra rằng nếu không có những tiếp ứng từ nền khoa học làng ta, những thứ họ có được không sớm thì muộn cũng mất sạch.
- Bọn nó thực sự không thể áp dụng được những gì mà ta đang làm hả?
- Thì là do cái sự u mê, không coi trọng khoa học và kiến thức, nghĩ rằng chúng là thứ không bỏ được vào mồm nên ghét bỏ, chỉ thích ăn xổi ở thì, kiếm được miếng xốt bỏ mồm, chớ không nghĩ xa nghĩ gần gì hết. Loại đó nằm trên đống vàng thì chỉ thấy đau lưng, thậm chí còn cho tiền để người ta mang đống vàng đi hộ. Bấy lâu nay có cán bộ ta cầm tay chỉ việc nên không có việc gì, sắp tới thị trường chả mấy mà hết chỗ, thậm chí những kẻ đang ngon ngọt với họ nhảy vào làm tranh với tiền vốn đổ vào cao hơn. Dân 3 làng kia ít vốn mà lại chỉ biết làm mấy thứ đó, bại là cái chắc. -Kiệt đáp
Câu nói của Kiệt làm hai người kia gần như á khẩu. Nhìn lẫn nhau, họ thấy rằng có vẻ Kiệt đang đá đểu họ thì phải. Bởi quả thực ở một chừng mực nào đó họ cũng không quá coi trọng kiến thức mà Kiệt đang truyền dạy cho con cháu mình, nhiều lúc còn dung túng chúng nó cúp tiết đi làm việc gia đình. Nay nghe Kiệt nói, họ mới bắt đầu ngẫm lại, và sợ vã mồ hôi lưng.
Đúng như Kiệt nói, tất cả những thứ mà đám kia học được chỉ có mới là làm theo bản vẽ mà họ đưa ra, chứ việc làm ra bản vẽ thế nào bọn nó đâu có hiểu. Cũng như ở làng Hồng Bàng hiện tại, đám con cháu họ mới chỉ ở bước đầu áp dụng các bài toán, những vấn đề khoa học, các phân tích kinh tế chiều sâu mà Kiệt dạy chứ chưa hề đi chú tâm đi nghiên cứu về chúng. Những phát minh chiếm ưu thế của làng Hồng Bàng, những quyết sách táo bạo mang tới biết bao lợi ích bây lâu đều là do Kiệt mà ra. Nếu rời Kiệt, họ cũng sẽ sớm suy yếu, hoặc khủng hoảng, hoặc dần thành con tốt như những kẻ làng kế bên. Dần dần, trong đầu hai vị này đồng thời nảy ra một quyết định, phải cho con cháu đi theo Kiệt để học cậu ta, học tới khi đủ sức thay thế cậu ta mới được, dù cho có phải mất cả đời. Còn hơn là chỉ biết đi theo ăn mày ăn nhặt những gì mà Kiệt ban phát.
- Vậy giờ chúng ta nên làm gi?
- Chúng ta nên tập trung vào việc sản xuất. Chỉ có đảm bảo được rằng ta có hàng để bán đã, thì mới tính được đến chuyện bán đi đâu nữa chứ.
- Nhưng chính cháu cũng nói rằng cần phải lo sẵn chỗ tiêu thụ mà. Sản xuất mà không biết lo vấn đề tiêu thụ thì khó mà làm lớn.
- Ông nói đúng, nhưng chỗ tiêu thụ chẳng phải ta đã có sẵn hay sao?
- Ở đâu chứ!
- Ở huyện thị Sơn Hải đó.
- Nhưng hiện tại chúng ta đã bị phong tỏa rồi. Mà 3 làng kia cũng sẽ bán gạo. Như vậy thị trường sẽ bão hòa sớm, gạo của chúng ta sẽ bị ép giá, thậm chí người ta sẽ không mua gạo của ta nữa.
- Bác nghĩ rằng 3 làng đó thực sự đủ sức để cung ứng gạo cho dân huyện thị sao?
- Nhưng cháu đã dạy họ hầu hết mọi thứ rồi mà.
- Cán bộ quyết định phong trào, bác nghĩ làm HTXNN chỉ cần biết kỹ thuật ư? Nếu như là các bác ngày trước, các bác có chịu đóng góp trâu ngựa không, hay bác nghĩ người dân Hồng Bàng ta có thể chung tay làm việc ngay từ đầu hả?
- Không thể, nếu không có cháu thì đúng là sẽ không có những việc thế này ở làng ta được.
- Không chỉ là cháu!- Kiệt lắc đầu- Mà là những kiến thức kia thực sự có hiệu quả. Có chăng, cháu tạo ra niềm tin và làm ra thành quả trước để mọi người có thể tin điều cháu nói sẽ thành sự thực.
Sau buổi trò chuyện, thay vì vội thương lượng hay thỏa hiệp với những làng kia, hai vị trưởng họ bắt đầu đốc thúc con cái quay lại trường học với Kiệt, bơm thêm tiền để Kiệt có thể có tạo nên môi trường giáo dục tốt hơn. Và họ cũng bắt đầu tìm tới những lớp học của Kiệt để thực tâm học tập. Và đôi khi, họ cũng mới Kiệt tới để giải đáp một vài vấn đề họ muốn biết.