Quyển III: Cao Nguyên Sắc Máu
C 111: Hành động của các bên (3)
Có Trương Văn So hỗ trợ, việc giao thiệp với các quan viên đều thuận lợi, chỉ còn một ải cuối cùng, chính là tiền. Cho dù được phép đóng trả góp, số tiền cần phải đóng cũng không nhỏ. Khi Tài cho người mang tin tới chỗ ông anh trai báo cáo, Kiệt ra lệnh mở cuộc họp để chuẩn bị tiền cho việc này. Nếu là lúc khác, Kiệt có khi chỉ cần dùng tiền riêng là đủ, nhưng giờ cậu ta đang kẹt. Để trấn an Hiên Giáo, Kiệt không tiếc tiền giúp họ chuẩn bị của cải để thu hút tín đồ, giờ tiền riêng không còn, muốn có tiền cho ông em tiếp tục công việc, phải đi kêu gọi. Cuộc họp lần này không cần cả làng phải tham gia, chủ yếu là vay tiền, nên chỉ mời những nhân vật quan trọng, như bá họ Đào Văn Xuân, đại diện họ Đỗ- Đỗ Bá Tuần, đám thương nhân anh em với Minh như hội Chu Văn Bàn, Nữ Lưu, họ Bùi,...
- Các vị, cảm ơn đã nể mặt Kiệt mà tới dự cuộc họp hôm nay.- Kiệt chào hỏi mọi người, tay bắt mặt mừng
- Cậu Kiệt không cần khách khi, làm ăn với cậu Kiệt bao lâu, việc được cậu mời tới góp vốn làm ăn luốn là thứ ai cũng mong.- Phu nhân Mai Diễm đợi Kiệt nói xong liền đứng lên phụ họa cho cậu cũng nói thay tiếng lòng những người được mời tới. Kiệt có rất nhiều ý tưởng kinh doanh cực tốt, và chỉ cần chịu đầu tư, nhất định sẽ thu được hồi báo gấp đôi ba lần.
- Đúng vậy. Cậu Kiệt, lần này có chuyện làm ăn gì nữa đây.
- Một vụ làm ăn có thể làm lâu dài, lợi nhuận không bạo ngay, chỉ hơn ở chỗ có thể kéo dài nhiều năm, hàng chục năm, thậm chí vài đời.
- Làm gì vậy?
- Không lẽ có mỏ quặng lớn sao?-Bá hộ Đào Văn Xuân nuốt nước bọt hỏi thăm. Lão là cha vợ Kiệt, cũng được con gái nói cho biết sơ qua thu nhập từ mỏ quặng. Với việc áp dụng công nghệ tiên tiến, Kiệt thu lời rất nhiều từ mỏ quặng be bé kia.
- Cũng gần như vậy. Có điều cái mỏ này không nhỏ chút nào, thậm chí còn to tới mức không ai tưởng tượng được đâu.
- Trời ơi cậu Kiệt, đừng úp mở nữa đi.- Đào Văn Xuân sốt ruột thúc con rể nói thắng
- Thưa cha vợ, thưa các vị, không dám dấu, việc mà Kiệt nói tới chính là ra biển đánh bắt hải sản!- Kiệt cao giọng nói, và mọi người liền hơi lặng đi.
- Đánh bắt hải sản, như những nhà thuyền chài sao?- Đào Văn Xuân hỏi lại ngay. Là một địa chủ, coi đất đai, ruộng vườn như mạng sống, Đào Văn Xuân rất coi thường những kẻ không tấc đất cắm dùi, dân vạn chài lênh đênh trên biển kiếm ăn là vì không có đất, nên lão thấy nghề vạn chài là nghề bần tiện.
- Gần giống vậy.
Nghe xong lời khẳng định, đám đông hơi ồn ào một chút. Bọn họ tuy không ai xuất phát từ dân đi biển, nhưng cũng hiểu biết đủ rằng chài lười không phải nghề có thể kiếm ăn tốt, lại đối mặt sóng to gió lớn, thu hoạch ít ỏi, vậy mà Kiệt nói cứ như ra hốt vàng của thiên hạ không vỴ
- Vậy có gì khác biệt mang lại lợi nhuận cao hơn chứ.- Phu nhân Mai Diêm tò mò
- Chư vị, đất Tân Bình chúng ta cả về thiên thời và địa lợi đều có chút không tốt, nhều mưa bão, ít đất tốt, dù đã có cố gắng thông qua các công nghệ, phương pháp tấn tiến, thì cũng chi ở mức đủ ăn và dôi dư chút đỉnh. Lương thực hàng năm thu hoạch xong, nào là đóng thuế, nào là mất mát do thiên tai, rồi dự trữ cho các năm mất mùa,... cũng chả còn bao nhiêu. Có câu, dân dĩ thực vi thiên, việc buôn bán lương thực, không bao giờ có thể hết khách được.
- Cậu Kiệt, ra biển đánh cá rồi đem về bán như lương thực cơ bản không thực tế. Nếu như có thể làm thế, bao người đã nghĩ tới rồi!- Chu Văn Bàn lên tiếng
- Đó là vì chúng ta mới đánh bắt gần bờ. Biển cả mênh mông, ra ngoài khơi xa bao nhiêu loài tôm cá, số lượng hàng ngàn hàng vạn, vào tới trong bờ, có lẽ chưa đủ một phần trăm.
- Sao cậu biết hay vậy?
- Hồi còn kinh doanh ở trấn Hoài Nhân, tôi có gặp mấy thuyền buôn, bọn họ kể lại rằng khi thuyền bị gió bão đánh giạt ra biển, họ từng bắt cá ở biển làm đồ ăn, cá to hơn hẳn cá gần bờ, lại nhiều, có đàn hàng chục vạn con bơi trong biển.- Kiệt chém gió, đây là những thứ cậu ta thấy trong phim ảnh.
- Chỉ dựa vào câu chuyện của mộ vài tay lái buôn, nó thật mạo hiểm.
- Cho nên chúng ta mới có cơ hội đi trước tất cả. Chứ nếu ai cũng biết thì còn đợi chúng ta tới kiếm tiền sao?- Kiệt phẩy tay- Hơn nữa, có tin mật cho mọi người đây. Trấn Hoài Nhân đã xuất quân tiêu diệt lực lượng Hiên Giáo chống đối ở những ngọn núi phía tây. Lực Lượng Hiên Giáo này nghe đồn có quan hệ thân thiết với Chiêm Thành, e rằng rất nhanh thôi, chiến tranh sẽ bắt đầu. Chiến tranh sẽ đi đôi với hao tài tốn của, lương thực thiếu thốn, người nào có thể tích trữ được trước lương thực, đến khi đó, không chỉ dân phải lụy, e rằng quan quân cũng phải cậy.
Chiến tranh không chỉ là tàn phá, mà còn là cơ hội kiếm tiền cho những kẻ ở hậu phương. Nhất là với hàng lương thực, chiến tranh nổ ra thì mặt hàng này càng có giá.
- Ra tận khơi xa đánh cá, e rằng không chỉ cần tiền không thôi, ra xa ngoài biển, thuyền phải to chắc, người phải dũng cảm, lại phải biết cách đi lại khi không còn thấy đất liền,...!- Mã Văn Phong chất vấn, ông ta cũng ham, nhưng kinh nghiệm sống khiến bản thân Phong có đủ sự tỉnh táo nhận ra rằng việc này đòi hỏi nhiều thứ hơn chỉ là tiền.
- Đúng, còn cần thuyền bè, nhân lực và vật lực, đặc biệt là cần các nhân tài có năng lực về khí hậu, tìm đường, nhìn sao trời,... Về mặt nhân tài, làng Hồng Bàng có một đội ngũ nhỏ tầm 20 người, biết tính đường đi trên biển lớn do tôi từng huấn luyện.
- Chỉ 20 người thôi ư? Có ít quá không?
- Không hề ít, những người ấy là chuyên viên, giống như ngày xưa làng Hồng Bàng đào tạo chuyên viên, rồi chuyên viên đào tạo nhân công thôi. Ta cứ lấy thuyền viên là dân vạn chài bình thường.
- Vậy ta có bao nhiêu thuyền viên, bao nhiêu tàu bè rồi?- Mai Diễn lên tiếng, thân là vợ lẽ của một Tri Châu, lại có mạng lưới tình báo Nữ Lưu, bà ta có tầm nhìn khá rộng-. Tôi sợ sẽ rất khó tuyển người đi thực hiện công việc như này. Các vạn chài ở Tân Bình hiện tại đã quá bận bịu với việc đi vận tải hàng hóa rồi. Công việc ra khơi tìm nguồn hải sản này lợi nhuận ban đầu không cao, thậm chí có lỗ, muốn đi xa thì phí ban đầu phải thấp, mà những người đi biển chỉ e không chịu. Bắt họ bỏ nghề vận tải hàng hóa để đi ra ngoài khơi bão bùng sóng gió, lương thấp quá, chỉ không ai đi. Mà đi biển xa bờ phải có thuyền thích hợp, hiện tại thuyền sẵn có chỉ đi men bờ được, mà đóng mới mất thời gian lắm.
Mọi người cũng tán đồng, và nguyên nhân còn nằm ở ngoài lời của Mai Diễm. Dân thuyền chài đi vận hàng hóa theo đường biển, những hàng hóa đó, đều có phần của những người đang ngồi nghe Kiệt nói. Nếu giờ những kẻ đó đi đánh cá xa bờ, việc vận hàng sẽ bị ảnh hưởng, hàng mà không ban nhanh, tiền tài không xoay vòng nhanh, thì họ thiệt chứ ai thiệt.
- Đó cũng là lý do tôi e ngại mà không bắt đầu việc này sớm hơn dù nhân viên kỹ thuật cao đã đào tạo được từ lâu!
- Vậy giờ có biến đổi gì sao?
- Hiện tại, rất may là ta có những thuyền viên giá rẻ. Ở Hoài Nhân, như đã nói, họ vừa đánh tan cứ điểm của Hiên Giáo, mang về 6 vạn nô lệ chiến tranh.. Sáu vạn nhân khẩu đột ngột xuất hiện đã đặt áp lực lương thực lên xứ ấy, nên nơi ấy giờ đang tính ra khơi xa bắt cá. Họ chuẩn bị 10 thuyền với 500 thuyền viên rồi. Nhưng số ngư dân, vạn chài tự do của họ vẫn nhiều, năng lực đóng thuyền xứ ấy cũng tốt, bỏ qua thì phí quá. Nếu ta có tiền góp vào, thể nào trong năm nay là có thể bắt đầu.
- Hoài Nhân ư? Nói mới nhớ, ông thông gia cũng ở đó mà!- Đào Văn Xuân buột miệng kêu lên, thế là tất cả cùng nhìn qua chỗ Kiệt. Ông bố vợ bá hộ biết mình gây họa, vội im bắt
- Cha vợ à, nếu cha con không ở đó, tin này làm sao nhanh tới đây được chứ.- Kiệt cũng không che giấu, mọi người tới bàn việc, cũng là vì để kiếm tiền, kiếm lợi mà.
Mọi người cũng cười, rồi ngồi xuống tính oán xem họ có thể bỏ bao nhiêu tiền. Kiệt nói bản thân dạo này có chút việc riêng, nên chỉ đứng ra kêu gọi và hỗ trợ phân phối tiền bạc, còn không tham gia góp vốn. Kiệt lại gọi ra 3 người, gồm anh em La Khang, La Bảo và Vũ Lê ra. Hai anh em La Khang, La Bảo là cháu ngoại nhà họ Đỗ, bố mẹ là dân đi biển, là anh em thân thiết với Kiệt từ xưa, Vũ Lê cũng là người quen cũ, là dân đi biển lành nghề ( Vũ Lê xuất hiện ở các chương 25, 41). Kiệt tuyển chọn bọn họ làm người đảm nhiệm việc kỹ thuật, dẫn đoàn cho đội thuyền thám hiểm.
- Vậy còn người quản lý thì sao?- Mã Văn Phong hỏi. Đây là việc kinh doanh, không chỉ phải làm giỏi, mà còn phải làm ra lợi nhuận.
- Việc này do tôi không bỏ vốn vào, tôi sẽ không nhiều lời, hoàn toàn do những người chi tiền cùng thảo luận việc chọn người quản lý.
Người quản lý ở đây là có chức năng tương tự CEO: xây dựng kế hoạch làm, quản lý nhân sự, kiểm soát tài chính..., còn 3 người Kiệt đề cử là các kỹ sư trưởng, chịu trách nhiệm đảm bảo yếu tố kỹ thuật. Mã Văn Phong hỏi vậy, vì ông ta mưu hoạch lợi ích cho họ Bùi. Nói về thuyền, họ Bùi có, về biển miền bắc cũng có, lần này Kiệt không tham gia điều hành, họ Bùi có thể nhúng tay, học tập và áp dụng ngoài bắc. Kiệt nói rồi, trong mọi thứ hàng hóa, lương thực là thứ không bao giờ hết khách và biển cả có nguồn cung gần như vô tận mà.