Quyển III: Cao Nguyên Sắc Máu
C 58: Đại chiến Trấn Hoài Nhân (3)
- Nguy rồi, giờ phải làm thế nào bây giờ!- Nghe Amira truyền tin về, Lijutoja toát mồ hôi hột, ông ta vốn không phải người quyết đoán, cũng đã ngoài 60, lòng e ngại tăng lên.
- Giáo chủ, nếu Hiên giáo không còn, người có thể làm gì đây, một ông già chờ chết mà thôi!- Amusi nét mặt đanh lại, nhìn người chồng tóc bạc phơ đang không run sợ. Lời của bà khiến lão giáo chủ há hốc mồm, thở hắt vài cái, rồi ông ta nở nụ cười héo hắt. Không còn Hiên Giáo, ông ta chết càng thê thảm, chẳng bằng bây giờ ra tiền tuyến liều một phen.
Phu nhân Amusi cho người sắp nghi trượng cho giáo chủ, rồi nhanh chóng kéo tới chiến trường. Lúc này, chiến trường cực kỳ hỗn loạn, việc Amira có thể tổ chức đòn đánh vỗ mặt nằm ngoài dự đoán của Phạm Thời Trực, giúp kéo dài thời gian để quân Hiên Giáo đang tán loạn kịp tổ chức lại đội ngũ, nhưng gan của họ đã bị phá vỡ, chiến đấu yếu ớt, cơ hồ tan vỡ.
Sự xuất hiện của giáo chủ Lijutoja khiến quân Hiên Giáo xôn xao, mà đi theo giáo chủ Lijutoja còn kha khá hộ giáo quân, giúp tình hình chién trường khởi sắc. Người ta thường nói quý hồ tinh bất quý hồ đa, nhưng cũng nên biết, lượng đổi thì chất đổi, 99 độ C thì nước còn ở thể lỏng, 100 độ C thì bay hơi. Có thêm quân tới chi viện, quân Hiên Giáo dần chiếm lại thế cân bằng.
Thấy sắp thành lại bại, Phạm Thời Trực lẩm bẩm chửi thề, song nhìn giáo chủ Lijutoja, hắn nghĩ lại mưu hoạch của bản thân, liếm môi nhìn giáo chủ Lijutoja như nhìn con mồi ngon. Phạm Thời Trực ra lệnh tạm thu quân, khiến quân Hiên Giáo có thời gian thở dốc, dần thu quân về địa bàn cũ.
Bại trận, hao binh tổn tướng, mà đám tượng binh cũng đòi hỏi việc bồi thường từ chỗ họ. Hiên Giáo ban đầu không thuận, những tướng lĩnh nơi tiền tuyến đã kể lại việc voi chiến quay đầu dẫm đạp bộ binh Hiên Giáo, khiến vỡ trận thêm nhanh. Amira lại đồng ý bồi thường, và nhận trách nhiệm vụ này, vì cô tự thấ bản thân học binh pháp rồi mà lại mắc lỗi sơ đẳng là khinh địch.
Amira tình nguyện nhận lỗi, không ai nói được gì. Vấn đề bây giờ à phải tính toán xem làm gì tiếp. Trận thua đã làm sĩ khí quân Hiên Giáo suy sụp, sợ rằng rất khó đánh tiếp, nhưng có chạy cũng khó. Amira đã đọc chiến ký ghi lại cách chạy trốn của cậu ta và đoàn người khỏi Học Phủ Nam Bàn và kết luật bản thân không làm nổi trong lúc này. Quân họ vừa đi là địch biết ngay, chúng sẽ cằn theo, và đoàn rút lui sẽ vỡ trận mà chạy. Phải vừa đánh vừa rút dần.
- Ta sẽ đưa phụ nữ và trẻ em rời đi trước, đây là huyết mạch về sau của ta.- Amira nhấn mạnh với cao tầng, rằng còn phụ nữ sẽ sớm sinh nở, trẻ em sẽ sớm lớn lên. Còn phần người già và trai tráng phải ở lại mà chiến đấu, cầm chân địch. Những người đi trước vừa đi sẽ phải vừa mở đường để quân đoạn hậu khi rút đi dễ hơn. Còn trong trường hợp tốt hơn, quân Vitariji có thể đột phá phía nam, hỗ trợ quân của ta, vậy thì càng hay.
- Có thể sao?
- Trường hợp đó ta không kiểm soát được, nên con mới đề nghị như thế.
- Được rồi, cứ sơ tán như ý của Amira đi vậy. Nhưng sơ tán bớt người có thể gây náo loạn gì không?
- Việc này phải nhờ giáo chủ cùng phu nhân đứng ra, chỉ có hai người dùng cái uy và cái thế, khiến mọi người tin tưởng rằng mà thôi!- Amira nhìn phu nhân và giáo chủ.
Cả hai người không từ nan, trong đêm đi gặp gỡ giáo chúng, nói khô cả miệng, cũng trấn an quần chúng, kích động được tinh thần chiến đấu. Phạm Thời Trực ở bên kia nghe náo động, dò xét, biết chuyện, càng tin tưởng vào sách lược mà mình đã nghĩ.
.............................................
Trận chiến ở thành Đại Định sẽ lại tiếp diễn khi trời sáng, còn trận chiến ở vùng biên giới Vitariji và Hoài Nhân, nó bắt đầu từ trong đêm. Trong những ngày qua, quân đội hai bên đánh nhau không ngớt. Quân đội hai bên đều là quân nhà nghề, số lượng ngang ngửa, thành ra chiến đấu càng thêm căng thẳng.
Sau ngày đầu giao phong, những ngày tiếp theo, quân đội hai bên tiến hành giao thủ. Trước tiên, hai bên dùng xạ tiễn đối chiến. Cung thủ, nỏ thủ hai bên liên tục xạ kích, áp chế xạ thủ địch, hỗ trợ cho bộ binh tiến lên. Hai bên không ngừng tiến lên, khi chỉ còn cách khoảng 150 bước chân nữa là gặp nhau, xạ thủ bên quân Hoài Nhân đột ngột ngừng bắn. Quân Vitariji không hiểu lắm, nhưng vẫn tiếp tục xạ kích vài lượt, đồng thời bộ binh lập tức ùa lên. Khi bộ binh Vitariji bắt đầu chạy còn cách chừng 50 bước chân, xạ thủ bên Hoài Nhân đột ngột bắn tên, trong khoảnh khắc bắn liền ba loạt.
Đang lao lên, rất nhiều binh sĩ Vitariji không kịp che chắn, trúng tên ngã xuống, đồng thời cũng làm chướng ngại khiến người đi sau vấp ngã. Lúc này, quân Hoài Nhân ùa lên. Ở ngoài quan sát, tướng Haman Pabu khẽ nhíu mày, rồi liền cười nhẹ
- Quân Hoài Nhân quả là giỏi, có tài dùng cung tiễn đấy. Tự tin không bắn nhầm đồng đội ở khoảng cách đó, quân ta phải học rồi.
- Tướng quân, việc này...
- Đối phương có sở trường, quân ta cũng không thể kém cạnh!- Haman phẩy tay, lệnh cho đội voi chiến chuẩn bị xuất trận.
Tiếng tù và vang lên, voi chiến đủng đỉnh đi ra. Trên voi chiến, có những xạ thủ tốt nhất, cung và nỏ đều là tuyệt phẩm. Với ưu thế là được ngồi cao trên mình voi, họ bắt đầu nhắm bắn, mục tiêu là những viên đô úy, giáo úy nhỏ bé, chỉ huy các đội 10 người, 50 người trong quân. Đây là những người tuy chức vụ bé, nhưng thiện chiến và có thể khống chế những người lính thường, mất bọn họ, thì các binh sĩ ngay lập tức khó kết đội ngũ mà chiến, chỉ biết cậy mạnh mà chiến thôi.
- Đối phương có ưu thế về điểm bắn, cứ nhằm các chỉ huy cấp thấp mà bắn vào, quân ta có thể loạn!- Một viên tỳ tướng vội báo cáo chuyện này cho Đặng Toán
- Lệnh cho kỵ binh xuất trận!
- Rõ!
Đội kỵ binh do viên tỳ tướng của Đặng Toán là Lê Biền chỉ huy lập tức xuất kích, kỵ binh tạt từ cánh trái qua, khiến đội quân Vitariji ở nơi đó hoảng loạn, không giữ nổi trận thế. Thấy cánh phải bên mình rối loạn, Haman phải điều tượng binh tạt qua để răn đe, mới khiến thế trận quay lại cân bằng.
Trong những ngày sau đó, cả hai cứ dền dứ đánh qua lại, không bên nào đạt được một thắng lợi cụ thể, như kỵ binh bên Đặng Toán mạnh, nhưng vùng đất tiếp giáp giữa Vitariji và Hoài Nhân không quá bằng phẳng để triển khai, nên chỉ có tác dụng quấy rối, ngược lại voi chiến tuy đáng sợ nhưng chậm chạp, quân Hoài Nhân biến trận là tượng binh mất tác dụng xung kích.
- Tướng quân, đánh dền dứ quá lâu, quân Hiên Giáo liệu có còn trụ được?- Shiha Mala lo lắng hơn về vấn đề này, nếu quân Hoài Nhân chiếm lại được thành Đại Định, mọi thứ đi tong.
- Tình hình chưa tới mức ấy. Nếu thành Đại ĐỊnh mà thua sớm thế, ta có thể ngồi yên đây sao!- Haman cười, những chuẩn bị của Hiên Giáo ông ta cũng biết phần nào, đội tượng binh Pơtao Lia và Pơtao Anui có lẽ sẽ giúp bên kia trụ được ít lâu.- Nhưng ông nói không sai, cần phải thắng bọn người kia thôi! Triệu tập thủy quân, chuẩn bị tấn công.
- Dạ!
Nghe về phương pháp tấn công bằng đường thủy, các tướng lĩnh khác trông tự tin lên. Ai cũng biết, người Chiêm vốn mạnh về đánh thủy quân, thời gian quan thủy quân ngồi chơi hơi lâu rồi, cũng nên ra tay một chút. Thủy quân Chiêm Thành tiến hành cuộc tấn công lúc rạng sáng, ý định là áp sát vào nơi thủy quân Hoài Nhân đóng giữ, rồi sẽ hỏa thiêu số thuyền bên Hoài Nhân. Một khi tiêu diệt được thủy quân đối phương xong, quân Vitariji sẽ cho chở quân vòng qua lưng đối phương mà đánh từ hai mặt.
Bọn Ebisu vốn dĩ là một lũ cướp biển, kỷ luật không cao, nên buổi đêm có tổ chức canh phòng, nhưng đủ cẩn mật, quân Vitariji áp sát vào chúng mới phát hiện ra. Vì đang đêm, rất nhiều thuyền bè quân Ebisu neo đậu san sát, quân Vitariji dùng phép hỏa công, cho những người lính ngồi trên thuyền nhỏ chất đầy vật liệu dễ cháy, lợi dụng sóng đánh đưa thuyền tiến lại, rồi sau đó đốt thuyền để cháy lan sang thuyền quân Hoài Nhân. Ý định chính là đốt sạch đống thuyền này. Khi những con thuyền lửa bắt đầu lao tới, quân Ebisu cũng có phần hoảng, nhưng bản lĩnh một tay cướp biển trải kha khá trận khiến Ebisu có thể phản ứng lại, hắn lập tức ra lệnh thuyền nhỏ xuất phát, đi ra đẩy nhưng con thuyền lửa lệch khỏi khu vực có nhiều thuyền, hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
Nhận thấy địch phản ứng cũng nhanh, dùng các thuyền nhỏ đẩy các thuyền lửa tránh khỏi bãi neo, nên tổn thất chưa quá cao, quân Vitariji liền thay chiến thuật, thêm thuyền lính đi áp sát, hễ tới gần thuyền của quân Hoài Nhân là nhảy sang chém giết, lại cho các thuyền to đi vào, lợi dụng ưu thế độ cao để từ trên ném lao, bắn tên, diệt thủy quân Hoài Nhân trên thuyền.
- Mau lên thuyền, nhanh!- Ebisu lúc này đang lệnh quân mình nhanh chóng đưa thueyèn từ bãi đậu ra tham chiến, tuy thời gian gấp gáp không kịp nai nịt khí giới gọn gàng nhất có thể, họ vẫn kịp mang thứ quan trọng hơn cả: Hỏa khí. Khi các thuyền chuẩn bị tiếp cận, Ebisu quát to- Bắn chết bọn khốn đó!-
Hỏa khí mà quân Ebisu có được là mua từ Kiệt, bản thân Kiệt cho bọn họ sử dụng súng mồi thừng, tức là thay vì dùng cơ cấu đánh lửa bằng đá thì dùng mồi châm lửa. Cái này lạc hậu hơn, nhưng cũng chịu vậy, Kiệt không thể để lộ hết mọi bí mật quân sự. Mồi thừng khá là thua thiệt nếu chẳng may gặp mưa to gió lớn, song hôm nay trời hanh khô, quân Vitariji chọn đánh hỏa công là vì thế. Và hỏa khí mồi thừng của Ebisu cũng được lợi.
Đạn bắn ra như sao sa, xuyên qua khiên che, hạ gục đám cung thủ trước, rồi quân của Ebisu nhảy vọt qua, đánh giáp lá cà với quân Vitariji ngay, bọn cướp biển vốn có tài chiến đấu giáp lá cà trên thuyền địch, nên chẳng mấy mà hạ được vài con thuyến. Nhận thấy địch có hỏa khí, đánh giáp lá cà cũng khó, thủy quân Vitariji không ai bảo ai, cứ lùi dần lại.