Quyển III: Cao Nguyên Sắc Máu
C 56: Đại chiến Trấn Hoài Nhân (1)
Phạm Thời Trực kịp thời lui binh, quân Hiên Giáo thì phải lo chữa cháy, nên tượng binh xông trận chưa gây quá nhiều thiệt hại, một số binh sĩ chạy giẫm đạp lên nhau rồi bị thương, sau đó bị bắt lại, hoặc chạy quáng quàng vào những khu vực đang cháy rồi ngạt khói hoặc chết cháy, còn lại đại bộ phận binh sĩ và Phạm Thời Trực kịp lui binh. Rút được ra ngoài, Phạm Thời Trực cho lập ngay phòng tuyến và cho người về báo tin cho Lữ Liêm, phải điều hết đại quân ra đây.
- Cái gì, tượng binh ư?- Lữ Liêm không tin nổi vào tai mình
- Vâng!- Người lính truyền tin lặp lại lần nữa, như đinh đóng cột.
- Lui ra!- Lữ Liêm phẩy tay bảo tên lính truyền tin lui ra, rồi vội gọi Trương Văn So lại để bàn việc. Lão thậm chí ngỏ ý hỏi Trương Văn So có nên rút gắp khỏi Thành Đại Định không.
- Đại nhân, không thể, Phạm Thời Trực vẫn còn lập được phòng tuyến thì tình hình chưa tới nỗi nguy, đại nhân lúc này phải tỏ thái độ sống chết với thành, thì còn cơ may, đại nhân mà rút chạy bây giờ, thì tinh thần binh sĩ sẽ mất. Thủ không được, là do tướng vô năng mà địch quá giảo hoạt, đại nhân có thể có tội, nhưng không nặng nề, ngược lại không đánh mà chạy, tội nợ gì cũng sẽ nhằm đầu đại nhân mà trút.
- Vậy... Được, ta sẽ đích thân đi đốc chiến!- Lữ Liêm cắn răng nói vậy. Lời của Trương Văn So vừa nãy nhắc Lữ Liêm một chuyện, Phạm Thời Trực không phải hạng tướng tài, bởi tình hình chưa tới nỗi nào thì Trực mới có cơ hội bày trận phòng ngự vậy. Lữ Liêm sợ Phạm Thời Trực gặp loạn, không kịp phản ứng, chạy trước thì lão chết.
- Không nên, đại nhân đi ra tiền tuyến, nếu địch thấy ngài, một mũi tên, một tử sĩ, cũng có thể chém soái đoạt cờ. Theo tôi, đại nhân ở Phủ Tổng Đốc trấn giữ, như hồi chiến quân Vitariji, như thế là hay nhất. Hơn nữa, nếu tệ hơn, thì đại nhân điều cha con họ Đặng về đây giải nguy vậy
Lữ Liêm nghe xong thấy rất hợp lý, lại nói không cần đợi tình hình, cứ báo cho cha con họ Đặng ngay, Trương Văn So bảo cũng được, có khi cha con họ Đặng biết gì đó, giúp được quân ta. Trương Văn So sau đó xin phép ra tiền tuyến gặp Phạm Thời Trực để trấn an viên tướng đó cùng tướng sĩ, lại mang thêm 500 quân tới hỗ trợ, 500 quân còn lại để Lữ Liêm bảo vệ mình và trấn an người dân. Bản thân Trương Văn So, cũng muốn mắt thấy tai nghe một chút tin tức về đội tượng binh kia, để có thêm thông tin.
...............................
Người Lữ Liêm cử đi tới chỗ cha con họ Đặng để báo tin cũng là lúc không khí trong trại đang căng thẳng. Có nhiều tàu thuyền Chiêm Thành xuất hiện, bộ binh Vitariji cũng lục đục ra vào các trại lính đóng gần biên giới, báo hiệu một trận chiến. Người báo tin chạy vội vào, báo cáo tin tức mới nhất. nghe thấy tượng binh xuất hiện, đánh lui quân Phạm Thời Trực, tướng sĩ trong trại nhất thời xôn xao, nếu thành Đại Định mà bị mất, họ sẽ bị vây cả trước mặt, sau lưng và bờ biển luôn.
- Tướng quân, có lẽ ta nên rút về giúp đánh tan quân địch.
- Đúng vậy tướng quân, thành Đại Định lâm nguy, ta phải về ứng cứu,...
- ..........
Trong một loạt những lời đê nghị quay binh về cứu thành, chỉ có vài người đủ tỉnh táo để nghĩ khác, có Đặng Toán và người con trai Đặng Lượng.
- Các vị chỉ huy, các vị chú bác, chư vị tướng lĩnh, thưa cha, con có suy nghĩ khác. Giờ này quay về cứu thành thì mới là nguy.
- Tướng quân Đặng Lượng, thành Đại Định là nơi trọng yếu, không thể không cứu.
- Việc có nặng nhẹ trước sau, thành Đại Định chỉ bị đe dọa một chút chưa không có vấn đề gì lớn, sao phải làm điều gì vội.
- Ngài nói vậy là sao?
- Các vị nghe rồi đó, tướng quân Phạm Thời Trực đã kịp rút quân ra và lập phòng tuyến.- Đặng Lượng nhắc lại, mấy viên tướng lĩnh ngẫm một hồi, hơi nhếch mép, họ vội vàng thật. Tới Phạm Thời Trực còn khống chế được tình hình thì có thể nguy tới mức nào.
- Phải ha?
- Đúng là quan tâm quá thì loạn mà.
Các viên tướng lĩnh cười cười nói nói một phen, không khí căng thẳng giảm bớt, Đăng Toán hắng giọng, gọi người báo tin lại, hỏi hắn thêm nhiều thông tin nữa, nhưng do là cấp báo, tin tức nhất thời chỉ có một chút vậy. Đặng Toán dặn y về hỏi thêm về đội tượng binh mới xuất hiện: trang phục của quản tượng, những đặc điểm của voi,.... để ông còn liệu. Tượng binh thì có mấy nơi có: Vitariji có, Chân Lạp có, Pơtao Lia và Pơtao Anui cũng có, mà Nam Bàn cũng có, cần biết các đặc điểm mới biết lực lượng tượng binh đó từ đâu đến để còn tính tiếp.
Tên lính vâng lệnh quay về, Đặng Toán kêu tất cả tập trung đối phó quân Vitariji, theo ông ta, quân Hiên Giáo chắc lại bị Vitariji xúi giục nổi loạn như bọn Nam Bàn, đánh quân Vitariji thua là Hiên Giáo tự nhiên là không đánh mà tan. Chư tướng nghe xong, không ai dám bàn lúi, lập tức tập trung lại mưu hoạch. Đặng Toán chia quân trên bộ ra 3 cánh, trung quân, tả quân và hữu quân, tạo thể dựa vào nhau, trong đó trung quân do Đặng Toán đóng giữ, có đội kỵ binh sẵn sàng xung trận nếu có cánh nào gặp nguy sẽ có thể ứng cứu. Đặng Lượng, con trai ông ta chỉ huy cánh phải, gần với quân thủy của Ebisu, Ebisu dù sao cũng là cướp biển, rất có thể bất tuân quân pháp, ham chiến lao lên hoặc hoảng loạn mà chạy, không thể không phòng bị.
Bên Đặng Toán bày trận chưa hoàn thành, đã thấy quân Vitariji có hành động, trước tiên là thủy quân của chúng ùa lên, có hành vi khiêu khích Ebisu. Đặng Lượng ở trại bên cạnh thủy quân liền ra lệnh cho Ebisu lên bàn việc, cũng để kiểm soát không cho tên này ở dưới kia khiến lính đánh lung tung. Thủy quân Vitariji chửi chán, cuối cùng phải rút về. Sau đó, bộ quân của chúng cũng bắt đầu xuất trận, quân Vitariji trước tiên tế ra tượng binh, lần trước chúng không có đem tới, lần này đem ra, có vẻ là để tỏ ý quyết đánh. Còn may, có tin báo từ trước từ thành Đại Định, tượng binh xuất hiện không khiến binh sĩ ngã lòng.
Đặng Lượng dùng công tâm kế, cho người đi ra trước, cao giọng hỏi quân Vitariji tại sao xâm phạm bờ cõi Hoài Nhân, lại trách chúng tham làm, kích động Hiên Giáo làm phản, cốt để nhảy vào Trấn Hoài Nhân, giết chóc cướp phá,... những câu nói khiến lòng căm phẫn của binh sĩ sục sôi, khắp các trại đều vang tiếng hô đòi đánh.
- Khí thế giặc càng lúc càng cao!- Ở bên phía Vitariji, tướng Shiha Mala lẩm bẩm, rồi nhìn sang viên tướng chỉ huy trận chiến lần này, Haman Pabu, y là học trò của tể tướng Kosem, đã nắm tướng quyền Vitariji được chục năm, kinh nhiều trận chiến, lại được tể tướng truyền dạy bao kinh nghiệm, là viên tướng giỏi của Vitariji.
- Shiha Mala, có dám cầm quân ra chiến với địch!- Haman Pabu nhìn Shiha Mala, cười hỏi
- Tướng quân, không phải tôi sợ chết, nhưng khí thế chúng lên cao, nếu đánh e rằng sẽ khó thắng. Trước đây tôi từng may mắn được lão tể tướng chỉ điểm một hai biết tới câu nhất cổ tác khí. Cho nên cứ phơi chúng một ngày hai ngày, tự nhiên khí thế giảm, quân ta càng tiện đánh.
- Đúng là khí thế chúng đang lên cao, có khó đánh hơn, nhưng ông đã quên, quân ta lần này tới là hô ứng với Hiên Giáo. Nếu chỉ đứng ở ngoài không làm gì, người ta không khỏi nghĩ không hay. Rồi chẳng may kẻ địch thấy quân ta đứng ngoài, nghi binh ở đây rồi điều quân về thành Đại Định, dẹp Hiên Giáo, ông nghĩ thế nào?
- Là tôi nghĩ không chu toàn!- Shiha Mala vội cúi đầu. Lần trước Shiha Mala bày kế bỏ quân Nam Bàn chạy trốn, tuy đại quân Vitariji còn được giữ yên nhưng đã khiến người ta bảo quân Vitariji không biết đánh trận, chỉ giỏi lừa đồng minh. Nếu chẳng may giờ mà lại thêm Hiên giáo đại bại, thì lời đồn ấy khác gì được chứng thực.
Thế là Shiha Mala lập tức dẫn quân ra khiêu chiến. Thấy đối phương dám khiêu chiến, Đặng Toán cho cánh trái ra ứng chiến trước, lại xếp quân kỵ binh ở thế sẵn sàng tiếp viện. Đây mới là ngày đầu, không cần tung hết cả trung quân ra. Trận đầu này, cả hai vừa chỉ là thăm dò chiến lực đối phương, vừa là muốn thử áp đảo sĩ khí đối phương, đánh không tận lực, tránh gặp điều bất trắc làm sĩ khí đối phương thịnh hơn, nên đánh một hồi là ngang tay, tới lúc trời tối, hai bên ai về nhà nấy.
- Vậy là đối phương có ý đánh thật, báo tin về thành Đại Định là quân ta khó lòng lui về trợ giúp!- Đặng Toán quan sát trận chiến hôm nay, quyết định không thể chia quân mà phải thủ chặt.
Quân báo tin đi chưa được bao lâu, thì lại có tin từ thành Đại Định tới, Trương Văn So đã trả lời câu hỏi ban chiều của Đặng Toán. Trương Văn So sau khi tới tiền tuyến thăm hỏi động viên tướng sĩ, cũng hỏi luôn về đám voi chiến, tới khi lính báo tin chạy về, thì ông ta cũng thu thập xong các tin tức, cố gắng viết lại chi tiết, rồi cử lính đi ngay tới báo. Để tin tới kịp, lần này có ngựa chạy luân phiên.
Đọc qua những miêu tả của Trương Văn So, tuy nhất thời còn nhiều chỗ khó hiểu, Đặng Toán nghiêng về giả thuyết rằng voi chiến từ đất Pơtao Lia và Pơtao Anui. Ngày xưa Hiên Giáo từng mới ông ta lên giúp đánh đuổi dân hai xứ ấy, nên thổ cẩm hai xứ ấy ông ta có thấy qua, khá giống miêu tả của Trương Văn So. Nếu là voi chiến Pơtao Lia và Pơtao Anui, thì vẫn chưa nguy cấp, thứ voi chiến ấy chỉ có cậy khỏe, chiến thuật đánh rất kém, không quá lo. Đặng Toán viết ngay lại kinh nghiệm đánh với chiến Pơtao Lia và Pơtao Anui ngày xưa của mình, bố trí hầm chông, quân lính dùng gươm giáo mà vây quanh để voi sợ không dám tiến lên, bố trí tay cung tốt giết quản tượng, xua voi đánh quật lại quân địch, thì thậm chí chiến quả còn lớn hơn....
Nhất thời trang bức nhất thời thoải mái, Một mực trang bức một mực thoải mái!