Hạ Mạn Thư trở về phòng kí túc xá, nằm lên giường suy nghĩ. Ánh đèn màu vàng đầu giường khiến căn phòng mông lung mờ ảo.
Hôm nay cô kể chuyện của anh trai mình cho Hạ Nguyên, cô muốn cậu trở nên mạnh mẽ một chút, không thể nào mà mãi dựa dẫm người khác được.
Nói đến anh trai, từ năm anh cô mất cũng đã được 14 năm, hình ảnh trong kí ức của một đứa bé 4 tuổi nó rất là mơ hồ, Hạ Mạn Thư chỉ nhớ rằng hôm đó trời rất nắng, một đám người mặc đồ màu xanh đội nón mang súng đáng sợ bước từ chiếc xe ô tô to đùng xuống. Họ đứng xếp hàng ngay ngắn từ ngoài cổng vào đến cửa nhà, đi phía sau là có vài người khiêng một hòm kính lớn được phủ lên trên là lá cờ tổ quốc, từng bước từng bước nghiêm trang đi vào nhà. Bố là người mạnh mẽ nhưng cũng đã khóc, còn mẹ thì mang thai Hạ Mạn Tuyết nên đã ngất ngay tại chỗ, được bà ngoại bà nội và các bác đưa vào trong phòng. Hạ Mạn Thư bé nhỏ của chúng ta nép sau lưng ông nội đang ngồi ở bên cạnh một giường hoa màu thật lớn đặt giữa nhà. Bốn người khiêng hòm kính đi đến, đặt nó xuống giường hoa, tiếp đến là mấy người đi phía sau tiến lên thắp hương đèn và hành lễ. Bố Thịnh đi đến cúi chào và làm cái gì đó với đám người, Hạ Mạn Thư sợ hãi nắm chặt lấy áo ông nội. Ông nội dẫn cháu gái nhỏ đến trước chiếc hòm, ông xoa đầu cô rồi bảo:
- Thư Thư, cháu muốn gặp anh Nguyên không?
Hạ Mạn Thư ngây thơ gật đầu, anh Nguyên của cô đã đi lâu lắm rồi không thấy về. Cô rất là nhớ anh, nghe người lớn bảo anh đi bảo vệ đất nước, nhưng lâu quá rồi anh không về, Hạ Mạn Thư rất nhớ.
Ông nội nén buồn bã trong lòng, cố gắng không khóc, nhẹ nhàng lật lá cờ tổ quốc lên rồi nói:
- Đây, cháu muốn nói gì với anh không?
Hạ Mạn Thư nhìn trong hòm kính, anh cô mặc đồ màu xanh sẫm, đầu đội mũ, có cả áo choàng dài, đang nằm ngay ngắn, hai tay đặt trên ngực, gương mặt bình an.
Đứa trẻ vui vẻ đi đến chạm tay lên thành hòm:
- Anh ơi! Dậy đi, đừng ngủ nữa. Hôm nay là thứ bảy đó, anh dẫn em đi công viên.
Sự ngây thơ của đứa bé khiến mọi người có mặt tại đó tim phải thắt lại. Giọng nói hồn nhiên gọi anh mình dậy, trong đầu một đứa trẻ 4 tuổi thì làm gì có khái niệm "chết". Bố Thịnh rơi nước mắt, đi lại ôm cô con gái của mình vào lòng.
Hạ Mạn Thư ôm cổ bố phụng phịu như giận dỗi:
- Bố! Anh Nguyên không dậy, anh ấy lười biếng, bố bảo ai lười biếng là sẽ không có táo ăn, bố không được cho anh ấy hai quả đâu.
Bố Thịnh ôm chặt đứa bé vào lòng, cất lên cái giọng run run đau xót:
- Anh của con không lười biếng, anh của con là mệt mỏi bên ngủ lâu một chút. Con để yên cho anh con ngủ. Nhé?
Hạ Mạn Thư gật đầu hiểu chuyện:
- Dạ được, con sẽ không gọi anh dậy nữa, vì anh mệt nên là con sẽ ăn một quả táo thôi, con sẽ cho anh một quả.
Mọi người âm thần mà rơi nước mắt. Trong đầu cô bé, nó chỉ xem là anh đang ngủ, một giấc ngủ dài. Nó tưởng rằng sẽ có một ngày anh Nguyên sẽ tỉnh lại. Nó sẽ dành một quả táo của mình vào ngăn tủ lạnh của anh, đợi anh dậy ăn.
Nhưng không, lần đó là lần cuối cùng Mạn Thư bé bỏng thấy anh, anh Nguyên của cô đã ngủ mãi mãi không bao giờ dậy. Hạ Mạn Thư sau này mới biết đó là cái chết, khiến con người ta phải rời xa mọi người trên thế giới.
Trước lâu trước đây, ông cụ nhặt ve chai ở gần nhà đã bị xe tải đâm vào và chết, cô và anh chứng kiến, lúc đó anh Nguyên còn mua cho em gái mình một cây kem ốc quế hương bạc hà để dỗ dành. Nhưng lúc đó, người nằm ở trong chiếc hòm đấy là anh cô, anh cô nằm đó lạnh lẽo, rồi ai dẽ mua kem bạc hà để dỗ dành cô nữa? Ai sẽ đọc truyện đêm khuya cùng cô nữa?
Hạ Mạn Thư mở đôi mắt nhòa ướt ra, nhìn lên trần nhà, những giọt lệ thi nhau rơi xuống, vắt qua huyệt thái dương rồi đẫm xuống grap giường.
Bỗng chốc cô nghĩ đến Dương Lâm Bảo, bố mẹ cô không thích quân nhân. Nhất là mẹ, bởi vì mẹ đã mất đi người con trai duy nhất của mình, mẹ không hi vọng rằng cô có thể dính dáng đến quân y, không cho cô tiếp xúc với môi trường quân đội, và hơn thế nữa mẹ Uyển không muốn con gái mình yêu đương với một người quân nhân. Sợ sau này sảy ra chuyện tương tự như thế, thì lại phải đau lòng một lần nữa.
Nỗi sợ của mẹ, cũng như vấn đề cô đang suy nghĩ, nhỡ sau này.. chú không cần mình nữa, thì mình biết làm sao?