[BOOK]Tuy là học cùng lớp với nhau nhưng cả ba người gần như không có thời gian nói chuyện với nhau phải chờ đợi đến tận cuối tuần mới có thể ngồi lại với nhau ở nhà sinh hoạt chung mà than vãn. Thanh Tùng mở miệng lên tiếng than thở trước tiên:
"Huấn luyện ma quỷ, giáo quan ác ma.."
Bảo Yến nghe xong chỉ tủm tìm cười và liếc nhìn Thanh Phong hỏi:
"Cậu thấy sao?"
"Không khác với Thanh Tùng là mấy! Còn cậu? Nhìn cậu vẫn bình thản như vậy có lẽ là do giáo quan đã rất thiên vị với nữ học viên phải không?"
Một câu bông đùa của Thanh Phong dường như đã bỏ qua toàn bộ sự nỗ lực cố gắng của Bảo Yến thế nên cô bạn tức giận tuôn một tràng dài:
"Các cậu đừng có mà quá coi thường nữ học viên bọn tớ, chúng tớ cũng là người có tinh thần thép, trước khi nhập học tớ đã được bố đả thông tư tưởng một cách nhuần nhuyễn rồi, màu áo của chúng ta khoác lên người không chỉ đơn giản là màu áo trắng mà còn có cả màu áo xanh nữa. Trên vai của chúng ta không chỉ học tập để thực hiện trách nhiệm chữa bệnh cứu người mà còn phải rèn luyện để thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm đối với đất nước. Có một câu nói tớ thấy rất rất hay của các thế hệ đi trước đó là thà đổ mồ hôi trên thao trường còn hơn đổ máu trên chiến trường thế nên tớ đã chuẩn bị và rất sẵn sàng với việc phải huấn luyện gian khổ hàng ngày rồi."
Nói xong Bảo Yến vẫn còn thở phì phò vì tức giận, Thanh Phong nghe xong không nói gì cậu ấy chỉ là muốn đùa giỡn một chút thôi và cũng không quá để tâm đến những suy nghĩ của bảo Yến, vì trong lòng cậu bây giờ vẫn đang rất muốn biết Y Vân thế nào rồi.
Cả năm trời rồi cậu không đến thăm Y Vân được vì phải tập trung ôn thi, còn bây giờ thì lịch luyện tập và học tập dày đặc khiến cậu không dứt ra được để đi thăm bạn. Tuy nhiên những lời Bảo Yến nói không sai bản thân cậu phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Thanh Tùng nghe xong thì bĩu môi nói:
"Cậu đừng có mà vẻ miệng, con gái yếu ớt vậy để tôi xem cậu có thể chịu đựng được bao lâu!"
Bảo Yến nghe xong cũng hếch mũi lên thách thức:
"Xem ai sợ ai chứ!"
Và rồi rồi cả ba người còn nói rất nhiều chuyện với nhau, còn nhắc đến chuyện của Y Vân, từng người một cũng nói lý do vì sao bản thân lại có nguyện vọng vào học viện quân y. Thanh Phong thì không ngoài dự đoán của bảo Yến là muốn thay Y Vân thực hiện ước mơ, còn Thanh Tùng cũng muốn thay Y Vân thực hiện ước mơ là khoác lên người chiếc áo blouse màu xanh và trở thành bác sĩ giúp đỡ cứu chữa cho thật nhiều người, mong sao có thể chuộc lại những lỗi lầm mà mẹ cậu gây ra với Y Vân. Bảo Yến nào dám nói ra rằng do mình đoán được Thanh Phong sẽ thi vào trường này nên mới cố gắng ôn luyện để thi. Cô bạn chỉ nói đơn giản là bản thân thích trở thành bác sĩ và cũng thích trở thành quân nhân, thế nên Học viện quân y là lựa chọn thích hợp nhất.
Toàn bộ câu chuyện của ba cô cậu đều lọt hết vào tai của một học viên ngồi ngay bàn bên cạnh. Thực ra học viên này không có cố ý nghe lén bọn họ nói chuyện mà chỉ là đang chờ cơ hội làm quen với bọn họ. Bởi vì ngay buổi học đầu tiên cậu ấy đã nhận ra cả ba người này. Cậu ấy tên là Dương Trung Kiên ở phòng ký túc xá đối diện với phòng của Thanh Phong và Thanh Tùng.
Sáng nay ngày nghỉ, học viên được sinh hoạt tự do nên Kiên có ý định sang phòng ký túc xá đối diện chơi. Khi cậu vừa thò đầu ra khỏi cửa đã thấy Phong và Tùng cùng nhau đi ra ngoài, cậu ấy không nói gì mà lẳng lặng theo sau. Qua câu chuyện của ba người, Kiên sâu chuỗi lại toàn bộ sự việc thì không khó để biết được "chị sinh viên" làm thêm ở bách hóa Nguyên Minh kia chính là Y Vân. Là nữ sinhgặp tai nạn gây ra chấn động của ngành giáo dục trong mùa hè năm đó. Trước đó Kiên luôn nghĩ mấy người bọn họ là sinh viên trường cao đẳng sư phạm cho đến khi cậu gặp lại ba người kia trên giảng đường học viện quân y thì mới vỡ lẽ.
Kiên dễ dàng nhận ra ba người đó là vì trước đây cuối tuần nào Kiên cũng gặp được Thanh Tùng, Thanh Phong và Bảo Yến ở bách hoá Nguyên Minh. Người thì ở phòng sách, người thì ở phòng máy nhưng đến lúc ăn cơm lại ngồi cùng nhau và ngồi cùng với Y Vân. Chuyện kể ra thì cũng dài dòng, đầu tiên là phải nói đến cái khẩu vị chẳng giống ai của cậu bạn. Các cụ nói cấm có sai miếng ngon nhớ lâu đòn đau nhớ đời, chỉ một lần ăn mà Kiên không thể quên được hương vị món ăn ở bách hoá Nguyên Minh. Thế nên ngày nghỉ hàng tuần Kiên không ngại lặn lội đường xa trốn người nhà để đi một quãng đường cả trăm cây số về tận bách hóa Nguyễn Minh chỉ là để ăn cơm. Sau đó là mua thức ăn cùng với nguyên liệu đã sơ chế đem về thành phố. Kiên đi về trong ngày nên bố mẹ cậu nghĩ rằng cậu đi học. Thấy con xin tiền nói là đi chợ nấu cơm giúp mẹ thì mẹ của cậu lại càng vui vẻ, mẹ cậu không ngờ con trai lớn lên lại hiểu chuyện như vậy.
Hơn nữa những món ăn bình dân mà con trai mang về lại rất hợp khẩu vị của cả nhà thế nên mẹ của Kiên rất thích và không hỏi nhiều, có lẽ bà không nghĩ rằng con trai sẽ đi xa như vậy để mua thức ăn. Có lúc cậu không đi được mẹ cậu đã ngỏ ý thay cậu đi mua thì cậu bạn thoái thác nói không muốn ăn, chứ để mẹ biết cậu mua thức ăn ở đâu thì e rằng mẹ sẽ đánh gãy chân cậu mất.
Nhắc đến mới nhớ cũng phải đến hơn hai năm rồi mà hương vị món ăn dân dã Y Vân nấu trước kia chưa một ngày nào Kiên quên. Cậu ấy không biết bản thân còn cơ hội được thưởng thức nữa không thì lại nghe được tin tức của Y Vân. Kiên cũng không biết bản thân lúc này nên vui hay nên buồn nữa bởi vì qua câu chuyện nghe được cậu bạn cũng nắm sơ sơ tình hình của Y Vân không mấy khả quan.
Nhớ lại khi đó anh họ nhận lời mời về quê của bạn học anh ấy chơi, Kiên cũng nặng nặc đòi theo. Dù sao thì bố mẹ Kiên đã gửi cậu cho anh họ nếu để cho Kiên ở nhà thì anh hộ không yên tâm vậy nên Kiên đã được anh dẫn đi chơi cùng. Và rồi mới có một màn đấu khẩu tay đôi giữa Kiên và Y Vân, cùng với một màn Kiên ăn cơm trực bộ dạng của cậu bạn lúc đó chẳng khác gì bị bỏ đói nhiều ngày.
Sự việc xảy ra năm đó Kiên cũng được nghe qua nhưng không mấy quan tâm bởi vì lúc đó cậu phải gồng mình lên ôn tập để tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Khi kết thúc thi cử Kiên mới có cơ hội đi chơi và cậu đã quay lại bách hóa Nguyên Minh để thưởng thức những món ăn mà mình yêu thích. Bách hóa lúc này đã mở rộng, quy mô đã lớn hơn trước rất nhiều nhưng gian hàng món ăn dân dã không còn hương vị cũ nữa, hỏi ra mới biết Y Vân không còn làm thêm ở đây nữa.
Kiên muốn hỏi thăm nhưng tất cả nhân viên trong bách hóa đều trả lời không biết Y Vân, như thể chị sinh viên này chưa từng xuất hiện ở trên đời. Sự thật thì là do Cẩm Nhung nhúng tay vào, chính cô gái này đã nghiêm cấm toàn bộ nhân viên trong bách hóa nhắc đến chuyện có liên quan đến Y Vân bằng không sẽ bị đuổi thẳng cổ như chị Thanh.
Các nhân viên đương nhiên là không tự đập vỡ bát cơm của mình rồi nên ai cũng đều ngậm chặt miệng. Ngay cả chị Thanh cũng bị cẩm Nhung đuổi việc huống chi bọn họ chỉ là nhân viên tép riu. Ai cũng không ngờ được việc chị Thanh ra đi lại là cái cớ để cho Cẩm Nhung răn đe nhân viên.