Ông nội và ông ngoại của Đào Ngọc Trạch đều là quan chức cấp cao đã nghỉ hưu, họ đã quen uống rượu và trà ngon.
Ngay cả Khương Lệ và những người khác cũng có thể được coi là con nhà giàu.
Trong mắt họ, Trần Vạn Nam - một đứa trẻ mồ côi trong một gia định nhỏ thậm chí còn không có tư cách để uống loại trà chất lượng này chứ đừng nói là đánh giá về nó.
Đào Ngọc Trạch thậm chí còn không thèm che giấu vẻ giễu cợt trên gương mặt, anh ta chỉ muốn nhìn Trần Vạn Nam tự bôi tro trát trấu vào mặt mình.
Đường Yên Linh cau mày, cô không biết tại sao Trần Vạn Nam lại muốn làm ngược lại với mọi người Không biết thì nói là không biết sẽ không đến mức xấu hổ, nhưng nếu không biết mà cứ nhận rắng mình biết mới thực sự đáng chê cười.
Trần Vạn Nam thở dài, anh cũng không xa lạ gì với trà đạo, bố anh vốn thích uống trà, anh cũng từng cùng ông ấy uống thử nhiều loại trà ngon. Sau này khi anh vào đại học, tình cờ đọc được cuốn “Trà Kinh" và một số loại sách liên quan.
Còn về việc tại sao cổ nhân lại biển việc uống trà thành một môn nghệ thuật thể hiện sự thanh cao, trở thành một trong "bát nhã" thì anh cũng hiểu vô cùng rõ.
Trần Vạn Nam cũng không có hứng thú kể cho. đám người này nghe những điều thú vị đó mà chỉ chọn thông tin cơ bản đã đọc và nói: “Muối được thêm vào vì trà có chứa axit glutamie, hàm lượng chỉ đứng sau theanine tự do.
Khi pha trà, nếu thêm một lượng natri clorua cũng chính là muối phù hợp, có thế tạo ra phản ứng hóa học với axit glutamic trong trà để tạo ra hợp chất natri glutamate.
Hợp chất này chính là bột ngọt mà chúng ta thường thêm vào khi nấu ăn, có thể làm tăng vị tươi của trà”.
Do cách pha trà của người xưa khiến vị trà hơi đậm. Hương vị giống như bột ngọt này có thể làm giảm bớt vị đắng".
"Nhưng khi nếm trà phải có đủ vị tươi, ngọt, đắng, chát, bách vị kết hợp lai với nhau giống như vị của nhân sinh. Cho nên Hoàng Đình từng kiên quyết nói thêm muối vào trà là làm hỏng vị trà, giống như dẫn địch tới phá nhà, khiến trà mất đi giá trị vốn có của nó!"
"..."
Tất cả mọi người đều sửng sốt, không ngờ Trần 'Vạn Nam lại thật sự giải thích được như vậy.
Ngay cả nghệ nhân pha trà cũng không khỏi gật đầu: "Những gì tiên sinh nói quả giống như những lời giám đốc Thư từng nói!"
“Chỉ là bây giờ khách hàng có thị hiếu thưởng thức khác. Họ cho rằng trà đẳng chát là trà để lâu ngày nên chúng tôi mới cho muối vào”.
Trần Vạn Nam gật đầu: "Tôi hiểu. Đa số mọi người uống trà chỉ là muốn ra vẻ nho nhã, còn người thực sự hiểu trà thì đếm trên đầu ngón tay!"
Đào Ngọc Trạch sắc mặt tối sâm, không vui nói: "Anh đang nói chúng tôi là ra vẻ nho nhã còn anh mới thực sự hiểu rõ sao?"
"Tôi cũng chỉ biết một chút thôi!"
Trần Vạn Nam vừa nói vừa nhìn vào lư hương:
“Đốt hương uống trà là thú vui của cổ nhân, nhưng Thanh Phụng Tuỷ này không hợp với trầm hương, nên kết hợp với Tùng Thanh!"
“Mùi trầm hương không đủ nhẹ nhàng, nốt hương quá nồng, ảnh hưởng đến hậu vị ngọt thanh của trà".
Đường Yên Linh nghe nói thì kinh ngạc nhìn Trần Vạn Nam.
"Về phần cây đàn này...” Trăn Vạn Nam quay người nhìn cây đàn.
Đào Ngọc Trạch sắc mặt tối săm lại, mỉa mai nói: "Cây đàn này gọi là Thất Huyền Căm, anh có hiểu nó không mà đòi bình luận?"
"Khúc Phượng Cầu Hoàng không phù hợp trong tình huống này!" Trần Vạn Nam bĩu môi
Đào Ngọc Trạch mỉa mai nói: 'Sao vậy, anh muốn đàn một khúc sao?"
"Được, để tôi thử xem, chơi không hay xin mọi người đừng chê cười!"
Trần Vạn Nam xoa tay và đi về phía cây đàn cầm.
Trong Tiên Y Thiên Kinh có một loại thuật pháp tên là Cầm Phủ Tiên Thanh, là một loại tuyệt kỹ dùng để khống chế thần hồn. Trong ba năm khổ luyện, anh đã nghiên cứu loại thuật phấp này không ít.
Đào Ngọc Trạch cười lạnh đứng dậy nhường chỗ cho anh. Anh ta thật sự không tin Trần Vạn Nam có thể chơi đàn cầm!