Lúc này, trước cổng trường học quốc gia của thành phố, đến giờ đã là tan trưa, học sinh chen chúc nhau ra về.
Ở một góc nhỏ bên hông trường, một đám thanh niên xúm lại chửi rủa ai đấy:
- Mẹ kiếp, hôm nay không có tiền sao?
Nam sinh ở trong vòng vây ấy có gương mặt khá bắt mắt nhưng lại bị nhiều vết thương lớn nhỏ, tay chân là những dấu thâm tím, cả người run rẩy nhìn đám hung hăng trước mặt mà lắp bắp nói:
- Em... em... dạo này, không có đi làm thêm... nên không có tiền.
Một tên đầu tóc xanh đỏ trong đám đấy nghe vậy liền đá mạnh vào chân nam sinh kia khiến nó khuỵ xuống rồi quát lớn:
- Chẳng phải bà mày vừa chết sao? Chắc cũng được nhiều người hảo tâm cho nhà mày chứ?
- Tiền... tiền đó... em... em... lo hậu sự cho bà... hết rồi.
Tên thanh niên kia nghe vậy càng tức giận hơn liền dùng tay bạt vào đầu nó:
- Mẹ kiếp, chết thì chôn tốn tiền hậu sự làm gì? Tao hôm nay đang bực bội, nếu không có tiền thì để bọn tao giải toả một chút.
Lời vừa dứt, mấy tên kia lao vào đấm đá nam sinh ấy mà nó chỉ biết chịu trận lấy tay ôm lấy đầu, miệng không ngừng nói:
- Đừng đánh nữa... làm ơn.... rất đau!
Đám người kia nghe vậy lại càng hung hăng hơn, bỗng từ phía sau lại truyền đến một âm thanh sắc lạnh:
- Mấy tên khốn kia, chúng mày đang làm gì vậy?
Đám thanh niên lúc này mới dừng lại, quay người nhìn về phía sau. Tên tóc xanh đỏ khi nãy thấy người trước mặt lại cười khẩy một cái rồi giễu cợt nói:
- Ây da, cô em xinh đẹp lại muốn kiếm chuyện với anh sao?
Cô lúc này mới tiến lại gần bọn họ, đưa đôi mắt nhìn đến nam sinh ở phía sau chúng, một giây sau đó đôi mắt chợt biến đổi, cô tức giận nhìn đám người kia mà lạnh giọng nói:
- Là bọn mày đã đánh nó?
- Cô em hỏi lạ nhỉ, ở đây ngoài bọn anh ra, làm gì có ai? Nhưng cô em đừng để tâm, nó chỉ là tên bần tiện, có chút chuyện cũng làm không xong nên bọn anh dạy dỗ một chút thôi.
Cô nghe vậy lại càng tức giận hơn, bàn tay siết chặt lại thành quyền nhìn đến tên kia một tia giận dữ tột cùng.
Nhận được cái nhìn rét lạnh của cô, tên thanh niên đó lại bật cười một cái rồi tiến sát lại gần, đưa tay lên túm lấy cằm cô mà cượt cợt nói:
- Cô em đang nhìn anh bằng đôi mắt gì vậy? Nào nào, ngoan ngoãn cùng tụi anh đi chơi một hôm.
Ai ngờ lời vừa dứt liền nghe được tiếng kêu thất thanh từ tên đó, một giây sau đó cả người hắn liền bị ngã mạnh xuống đất mà đám thanh niên kia nhìn cô không khỏi kinh ngạc:
- Được, hôm nay tao cũng đang bực vậy thì chơi với chúng mày một chút.
Tên kia bị cô vật ngã cả người đau ê ẩm mà lồm cồm bò dậy, tức giận nhìn đến cô mà quát lên:
- Mẹ kiếp, con khốn dám đánh tao sao? Mày có biết tao là ai không?
- Có cần phải biết không?
Câu trả lời của cô khiến tên đó tức giận, chỉ biết đay nghiến mà gật đầu nói:
- Được lắm, có cần hay không phải để tao quyết định.
Nói rồi tên đó liền hất mặt cho đám kia, bọn chúng hiểu ý lấy trong túi quần mỗi tên ra một con dao bấm bật lên. Tên thanh niên kia lúc này nhìn cô lạnh giọng nói:
- Tao không nương tay với con gái.
Cô nghe vậy chỉ cười lạnh một cái:
- Lên cả đi!
Lời cô vừa dứt thì cả đám kia cũng liền lao đến.
Trong vài đòn chớp nhoáng, thân thủ lại linh hoạt, cô gần như đoán được hết phương hướng tấn công của đám người đó vậy nên chỉ một lúc sau bọn họ cũng đã nhận đủ đòn từ cô chỉ là chiếc váy cũng đã bị rách vài đường bởi những con dao nhỏ sắc.
Lúc này, tên đầu tóc xanh đỏ gương mặt nhăn nhó ôm lấy bụng mình mà tức tối nhìn cô:
- Mẹ kiếp, con khốn này biết võ. Tao nhất định sẽ không bỏ qua cho mày, hãy đợi đấy!
Nói rồi tên đó liền ra hiệu cho đám người kia rút đi.
Băng Nhi dõi theo đám người ấy đi khuất rồi mới vội chạy đến nam sinh khi nãy, ngồi xuống mà hốt hoảng hỏi:
- Có sao không? Tại sao bọn nó lại đánh em?
Nam sinh lúc này cả người run rẩy, gương mặt với nhiều vết thâm tím nhìn cô lí nhí:
- Chị, cảm ơn chị!
Cô thấy vậy trong lòng cảm thấy đau xót, đỡ nó lên:
- Để chị đưa em về!
Nó nghe vậy lại nhanh chóng nở một nụ cười tươi rồi xua tay:
- Không sao, nhà em ngay đây, em có thể tự đi được.
- Không được, để chị đưa em về. Lỡ may bọn chúng quay lại thì sao?
Nó nghe thế cũng cảm thấy lo sợ, đắn đo một hồi rồi cũng gật đầu.
Trời đổ về trưa mỗi lúc một nắng gắt dữ tợn, Băng Nhi cố gắng nhường những bóng mát cho nó mà nam sinh này thi thoảng lại lén lút nhìn sang cô rồi hỏi nhỏ:
- Chị, chị tên gì vậy?
- Triệu Băng Nhi!
Cô theo phản xạ trả lời rồi chợt giật mình chột dạ mà nam sinh kia nghe vậy liền nở một nụ cười tươi rói vô tư nói:
- Hay quá, chúng ta cùng họ sao? Em là Triệu Băng Phong.
Băng Nhi biết mình bị lỡ lời cũng chỉ biết cười trừ. Cô vốn đến trường để nhìn em trai mình từ xa xem cuộc sống nó có tốt không chỉ là đợi mãi trước cổng không thấy bóng dáng quen thuộc cô mới quay người rời đi lại vô tình nghe được những âm thanh chửi rủa phía hông trường liền hiếu kỳ mà đi lại. Khi thấy được bóng người ở trong đám hung hãn đó lại chính là em trai mình cô thật sự tức giận và muốn giết chết bọn nó. Chỉ là tình thế cấp bách phải ra mặt, cô lo sợ sau này nhiều chuyện sẽ ảnh hưởng đến nó, có lẽ nên ít tiếp xúc một chút vẫn hơn.
Mải vừa đi vừa suy nghĩ, cuối cùng bọn họ cũng dừng chân ở một ngôi nhà nhỏ lụp xụp và cũ kỹ, Băng Nhi lại vô thức mở cửa cổng mà bước vào bên trong sân.
- Chị, sao chị biết đây là nhà em?
Câu hỏi của Băng Phong khiến cô khựng lại, cảm giác có chút lúng túng rồi gượng cười nói:
- Chẳng phải em dừng ở đây sao?
- Nhưng...
Không đợi cho Băng Phong nói hết, cô liền đi lại kéo tay nó trở vào trong rồi hỏi qua chuyện khác:
- Được rồi, Phong, em nói cho chị biết tại sao mấy tên kia lại đánh em?
Nó nghe vậy sắc mặt liền chuyển đổi, đôi mắt chợt rũ xuống, lững thững từng bước đi vào mà chậm rãi nói:
- Đám người đó là đàn anh lớp lớn, bọn họ bắt em ngày nào cũng phải đưa cho họ một số tiền. Hôm nào đưa được nhiều thị họ bỏ qua, ít thì họ chửi bới, còn như hôm nay không có thì họ đánh đập.
Cô nghe vậy liền tức giận nhìn sang nó mà gắt lên:
- Vậy là mấy tên đó thường xuyên bắt nạt em sao? Tại sao không báo với thầy cô.
- Em không dám, họ biết họ sẽ đánh em nữa. Ngày trước có lần em đã báo với hiệu trưởng nhưng bọn họ chỉ bị gọi lên khiển trách và đình chỉ học ba ngày, những ngày đó họ đều đến đợi em tan học và gây gổ đánh, còn đe doạ nếu dám báo thầy cô nữa họ sẽ giết nên em không dám. Cũng may học phí nhà trường được một phần học bổng và nhà trường nói có người ở sau hỗ trợ phí học cho em nữa vậy nên em cũng đỡ chỉ cố gắng đi làm kiếm tiền giữ lại một ít để nuôi bà ngoại còn đâu là đưa cho bọn họ. Nhưng....(nói đến đấy tự nhiên nó nghẹn lại mà hốc mắt đã đỏ ngàu).... bà ngoại mới mất em đã xin nghỉ chỗ làm, tiền hàng xóm quyên góp bao nhiêu em cũng dồn hết vào hậu sự vậy nên mới không có tiền đưa cho bọn họ.
Băng Nhi lúc này cả người như chết lặng, sống mũi liền trở nên cay xè, bờ môi khẽ mấp máy khó khăn nói:
- Bà... ngoại... mất rồi sao?
Nó lúc này đã không còn kìm được cảm xúc nữa, hai hàng nước mắt liền chảy dài, mím lấy môi khẽ gật đầu rồi nức nở nói:
- Bà tuổi đã cao... sức yếu... lại còn mắc bệnh... mà nhà em nghèo... tiền đi làm thêm... chỉ đủ mời bác sĩ đến khám... mà thuốc lại đắt... nhiều người tốt bụng... họ đến khám cho bà... biết hoàn cảnh gia đình.... họ thương họ cho vài liều thuốc... nhưng cũng đâu thể cho mãi được.... mà lương làm theo ca của em chỉ đủ hai bà cháu ăn ngày hai bữa đạm bạc... lại còn phải đóng tiền cho đám người kia nữa... thật sự sống qua ngày là đã rất cố gắng rồi... nhiều hôm còn không có mà ăn nữa. Rồi vào cái ngày mà bà đã rất yếu... hơi thở đã dần đứt quãng... em đã khóc rất nhiều chạy đi khắp nơi cầu cứu các bác sĩ nhưng họ đều lắc đầu và bảo nên đưa vào bệnh viện ở trong đấy người ta có máy móc hiện đại và bác sĩ giỏi nhưng em biết vào đấy phải rất nhiều tiền. Hôm đấy trời mưa rất to, em chạy khắp những nhà hàng xóm xung quanh để xin họ từng đồng bạc lẻ, chạy được về đến nhà cả người đã ướt sũng.... mà bà.... đã không còn mở mắt nhìn em nữa dù chỉ một giây thôi, đến lần cuối cùng nhìn bà em cũng không thể làm... Khi đấy em đã khóc rất lớn mà kêu bà tỉnh dậy.... nhưng người vẫn chỉ nằm im lặng ở đấy... thật đáng sợ....!
Lời nó vừa dứt cũng là lúc cô cảm nhận được trên gương mặt mình đã ướt đẫm. Chuyện gì đã xảy ra thế này, chỉ mới một thời gian ngắn cô vì sự giám sát của hắn mà không thể đến thăm nó vậy mà bi kịch lại trút xuống cả đôi vai non nớt này. 15 tuổi, nó đủ lớn để hiểu được sự đời nhưng cũng còn quá nhỏ để gánh vác hết tất cả những nỗi bi ai này huống gì nó từ nhỏ đã phải ra bươn trải kiếm từng đồng tiền đã là quá đáng thương rồi.
Tâm can cô lúc này nhói lên từng đợt quặn thắt lại, cô đau, cô thương cảm cho số phận của đứa em mình cũng thương cảm cho mình vì cớ sự nào hai chị em cô lại không thể ở bên nhau? Là bởi con đường cô đang đi bây giờ là thật sự nguy hiểm, cô không muốn một chút rắc rối nào đến với người thân duy nhất của mình, cũng không muốn nó biết được việc cô đang làm.
Khẽ hít một hơi thật sâu rồi thở hắt ra, bàn tay đưa lên lau đi nước mắt nhìn nó rồi nghẹn ngào nói:
- Chị có thể vào chia buồn được không?
Nó nghe vậy chỉ khẽ gật đầu rồi lấy trong chiếc cặp sách cũ nát ra một cái chìa khoá rồi mở cánh cửa đã sớm mục nát ra rồi.
Khẽ hở dần dần được mở rộng ra, phía bên trong căn nhà nhỏ hẹp với bốn bức tường nhiều vết rạn nứt và nấm mốc. Chỉ có một chiếc bàn gỗ cùng hai chiếc ghế có vẻ là được tự tay đóng lấy bởi mỗi mảnh là một loại gỗ khác nhau. Ở góc nhà kia là chiếc giường nhỏ đã ọp ẹp, cái chiếu cói chải trên đó cũng đã rách nát phải chắp vá bằng đủ thứ vải màu sắc.
Cô nhìn quanh căn nhà một lượt mà không khỏi cảm thấy đau lòng, cuộc sống của cô thật sự còn đầy đủ hơn đứa em của mình. Trước đây, cô chỉ có thể ở sau giúp nó chi trả những khoản học phí mà không thể ra mặt giúp đỡ nó những sinh hoạt khác được bởi cô lo sợ sẽ bị anh phát hiện, cô sợ anh lại lôi kéo nó vào con đường mà cô đang đi. Cuộc sống chỉ có giết và thanh toán nhau này thật sự rất ác độc, cô không muốn nó phải vấy bẩn một chút nào mà cô vốn chỉ là nợ anh một ơn cứu mạng mới bất đắc dĩ đi theo anh để trả ân tình này, nếu có thể cô cũng muốn có một cuộc sống an nhàn với đứa em này.
Băng Nhi hít một hơi thật sâu rồi thở mạnh ra, cô cố gắng nén xuống thứ cảm giác đau lòng này bước vào rồi đi lại phía bàn thờ ở phía bên kia góc nhà.
Chiếc bàn đã cũ kỹ được kê thêm vài viên gạch đẩy cao lên, nó nhỏ đến mức chỉ có thể để vừa một chiếc lư hương cùng bài vị tổ tiên cùng vài nén nhang lèo tèo.
Cô tiến lại gần với lấy một nén nhang đã bị ẩm ướt rồi lấy chiếc bật lửa châm lên. Ngọn đỏ bùng cháy lên ở đầu que nhang rồi lại tắt lịm, Băng Nhi tiếp tục mồi lửa để đốt nó nhưng có lẽ nó vì mưa dột mà đã quá ẩm ướt rồi.
Đến bây giờ cô không còn kìm nén được nữa mà nước mắt cứ tuôn ra từng hàng, ngón tay bật lửa đến đỏ rộp nhưng cô vẫn kiên trì cho đến khi tàn đỏ rực lên mới chịu buông chiếc bật lửa rồi chậm rãi cắm nó vào lư hương. Tầm mắt hướng đến hàng chữ được khắc trên tấm bài vị mà lòng như bị ai cấu xé. Cô cũng đã có một thời ở trong vòng tay bà mà nũng nịu, bà cũng đã âu yếm mà chăm sóc cô, vậy mà đến bây giờ hình dáng bà như thế nào cô có lẽ đã không còn nhớ rõ nữa rồi.
Băng Phong đứng ở bên cạnh thấy biểu hiện của cô lại có chút hiếu kỳ hỏi:
- Chị, chị quen bà em sao?
Câu hỏi của nó làm cô thức tỉnh, bàn tay vội đưa lên lau đi nước mắt rồi nhìn sang nó gượng cười nói:
- Không, chị chỉ cảm thấy thương xót cho một người đã khuất thôi.
Nó nghe vậy khẽ gật đầu rồi tiếp lời:
- Từ nhỏ em đã ở với bà, là bà chăm lo cho em từng giọt sữa. Bà nói em vì sinh non nên phải cách ly với mẹ mà khi ấy gia đình khó khăn, ba phải lo việc nên cả hai người đành để em lại với bà để trở về lo việc, em còn một người chị nữa, ba bọn họ quay về và hứa sẽ trở lại đón em nhưng đã rất lâu rồi, em đến bây giờ, mặt họ còn không thể biết, có lẽ họ đã quên em rồi.
Cô nghe vậy lại cảm thấy chua xót, cổ họng nghẹn đắng lại:
- Có thể họ xảy ra chuyện chứ không phải quên em.
Nó lúc này đôi mắt chợt rũ xuống, cảm giác tủi thân mà nói:
- 15 tuổi - 15 năm rồi, chuyện gì xảy ra mà khiến họ không thể về gặp con của mình?
Cô nghe vậy lại không biết nói sao, chỉ trầm ngâm nhìn nó một hổi rồi hỏi:
- Vậy nếu bây giờ, nếu họ quay lại tìm em thì sao? Em có muốn gặp họ không?
Câu hỏi của cô vừa dứt, đôi mắt nó liền trở nên lạnh nhạt, khác hẳn với dáng vẻ yếu ớt khi nãy mà dứt khoát nói:
- Không, em sẽ không gặp họ. Bỏ rơi em mười mấy năm, họ có biết em đã phải sống cuộc sống như thế nào không? 6 tuổi, là tuổi một đứa trẻ ăn, học và chơi nhưng em đã phải lang thang dọc các hè đường nhặt từng chai lon họ vứt để đem về bán kiếm sống bởi một mình bà già yếu kiếm được chút tiền ít ỏi qua việc nhận quần áo của người khác đem về nhà giặt thì làm sao đủ cho em đi học. Năm 10 tuổi, nhờ một cô hàng xóm thương tình xin cho em đi rửa bát tại một quán ăn nhỏ theo ca. Nhưng chị biết không, 10 tuổi có lẽ bàn tay này chỉ để cầm bút vậy mà một mình em phải rửa hết hàng trăm cái bát, tối nào cũng phải rất khuya mới về mà bà vì sợ em nguy hiểm tối nào cũng lọ mọ đứng nép ở ngoài cửa đợi em ra. Bà rất thương em, cũng không muốn em phải vất vả nhưng em biết sức khoẻ của bà đã yếu mà còn phải nuôi em thì thật sự đã quá lực, vì em cứ nằng nặc nên bà cũng đành phải chấp nhận, cũng may ông chủ ở đấy cũng tốt, biết hoàn cảnh thi thoảng còn cho em cơm đem về, thời gian đó trôi quá cũng đã khá dễ rồi. Rửa bát ở đấy được 3 năm, ông chủ ở đó chuyển cửa hàng đi xa em lạ phải xin việc ở một công trường, nơi đấy họ thuê bốc vác và phụ giúp theo ca cũng là công việc em đang làm đến bây giờ. 13 tuổi không còn nhỏ nhưng cũng chưa thể nào mang trên lưng những bì cát nặng trịch đến 50kg, bàn tay em bốc gạch đá đến tứa máu và chai sần. Những lúc đau xót ấy chỉ có bà bên cạnh chăm sóc từng chút một, động viên em từng chút một mọi thứ tất cả đều là bà, em vốn không còn định nghĩa được từ ba mẹ nữa rồi.
- Nhưng nếu bọn họ thật sự là có chuyện không thể gặp được em, có thể là tai nạn hoặc một việc gì đó thì sao?
- Chuyện gì cũng được, 15 năm qua em tự lập quen rồi, họ có trở về hay không cũng không còn quan trọng nữa.
Sự cương quyết của nó càng khiến cô đau lòng hơn, tim gan cứ thắt chặt lại đến khó thở, có lẽ cô đã đòi hỏi quá nhiều rồi.
Băng Nhi nhìn nó một hồi rồi tự tay lấy trong cặp nó ra một cái bút cùng một mẩu giấy nhỏ, cô viết vài đường lên đó rồi đưa cho Băng Phong:
- Đây là số điện thoại của chị, nếu em gặp chuyện gì nhất định phải gọi điện cho chị, được không?
Nó cầm lấy tờ giấy trên tay chần chừ một hồi rồi nói:
- Nhưng... em không có điện thoại.
- Được rồi, cứ cầm lấy, mai chị sẽ đến đưa cho em một chiếc.
- Chị, sao chị lại tốt với em quá vậy?
Cô nhìn nó chỉ mỉm cười một cái rồi nhẹ giọng nói:
- Đừng suy nghĩ nhiều, chỉ là chị cảm thấy hoàn cảnh của em cần giúp đỡ thôi.
Nó nghe vậy lại nở một nụ cười tươi rói:
- Vậy sau này em có thể gọi chị là tỷ tỷ được không?
Cô lúc này lại bật cười với kiểu cách trẻ con của nó mà nó thấy vậy lại bật thốt lên:
- Tỷ tỷ, tỷ cười thật đẹp!
Câu khen của nó khiến cô sực tỉnh thu lại vẻ mặt rồi nhẹ nhàng nói:
- Giờ tỷ tỷ phải về rồi, đệ đệ nhớ giữ lấy tờ giấy này, nếu gặp chuyện gì hãy mượn điện thoại của ai đó gọi cho tỷ nhớ chưa?
Nó nghe vậy liền vội vàng bỏ tờ giấy vào túi quần rồi gật đầu lia lịa.
- Được rồi, tỷ về đây. Mai gặp lại.
Vẫy tay chào tạm biệt nó rồi cô liền quay trở ra, bắt một chiếc taxi mà leo lên, gương mặt theo đó cũng trở lại dáng vẻ lạnh nhạt của vỏ bọc.