Người đàn ông tên Trương Đại Hữu này thực tế cũng đã hơn năm mươi tuổi rồi, do để râu quai hàm nên trông già hơn một chút.
Trương Đại Hữu tên thật là Trương Chính Sơ, ông ta rất vui sau khi nhìn thấy Thẩm Văn Hải.
Trương Chính Sơ nhìn đám người Triệu Hùng rồi hỏi Thẩm Văn Hải: “Văn Hải, những người này là ai vậy?”
“À, thôn trưởng, anh ấy là sư phụ của cháu.” Thẩm Văn Hải nói.
Triệu Hùng tự giới thiệu bản thân với Trương Chính Sơ: “Xin chào, tôi là Triệu Hùng.”
“Tôi là Trương Chính Sơ, là trưởng thôn của Tài Trang, anh có thể gọi tôi là trưởng thôn.”
“Xin chào trưởng thôn!”
Triệu Hùng học theo Trương Chính Sơ đặt hai tay trước ngực, thực hiện theo phong tục ở thôn.
Sau khi nhìn thấy Thẩm Văn Hải, những thanh niên trai tráng đang canh gác ở đèo cũng tỏ ra thân thiện với Triệu Hùng và những người khác.
“Đi nào, đến nhà tôi đi! Nếu vợ tôi biết Văn Hải đã trở về, cô ấy nhất định sẽ vui.” Trương Chính Sơ rất nhiệt tình mời Triệu Hùng và những người khác đi vào bên trong thôn.
Một số thanh niên trai tráng canh gác ở đèo cũng đi theo trở lại.
Thẩm Văn Hải chào lần lượt từng người thân: “Anh Tử Ca! Anh Cá Lớn, anh Thủy...”
Tên của những người sống ở “Tài Trang” thường rất đơn giản.
Vị trí địa lý của “Tài Trang” giống như một cái túi. Lối vào núi tương đối hẹp nhưng càng vào sâu bên trong thì địa hình càng bằng phẳng và rộng rãi, bên trong là một khoảng trời riêng độc đáo.
Tỉnh nằm ở phía Tây Nam. Vào mùa đông, mặc dù không giống như miền bắc thường có tuyết rơi dày đặc nhưng thỉnh thoảng sẽ có hai hoặc ba trận tuyết rơi.
Nhìn xung quanh bốn phía đều là núi.
Không khí ở đây đặc biệt trong lành khiến người ta có cảm giác sảng khoái.
Trương Chính Sơ dẫn Triệu Hùng và những người khác đi vào phía bên trong “Tài Trang” và vui vẻ nói: “Đi thôi, tôi sẽ dẫn mọi người đến chào ông Thần Tài.”
“Ông Thần Tài sao?” Mọi người nghe xong đều thấy không hiểu lắm nhưng họ đều nghĩ rằng đây chính là một phong tục của “Tài Trang”.
Thẩm Văn Hải giải thích với Triệu Hùng: “Sư phụ, nếu chúng ta đến thôn thì việc đầu tiên là phải đến bái kiến ông Thần Tài trước. Đây chính là phong tục của thôn.”
Theo nguyên tắc thì phải nhập gia tùy tục nên Triệu Hùng liền gật đầu và không nói gì.
Khi đến đền thờ, mọi người nhìn xung quanh cũng chỉ thấy bức tượng đá tạc trên bục cao của đền.
Triệu Hùng nghĩ rằng “Thần Tài” chính là nhưng người như Triệu Công Minh hay là Tỉ Can trong truyền thuyết nhưng người đàn ông được tạc tượng ở trước mặt anh lại là người giàu nhất ở triều đại nhà Hoàng, Thẩm Vạn Tam khiến Triệu Hùng thấy ngạc nhiên.
Triệu Hùng đã từng nhìn thấy bức chân dung của Thẩm Vạn Tam nên vừa nhìn một cái là anh đã nhận ra.
Thẩm Vạn Tam là người giàu nhất triều đại nhà Hoàng và cũng là một nhân vật huyền thoại. Khối tài sản của ông ta thậm chí còn nhiều gấp hàng nghìn lần người giàu nhất nước hiện nay.
Háo ra “Thần Tài” ở Tài Trang là Thẩm Vạn Tam của triều đại nhà Hoàng.
Có điều Thẩm Vạn Tam cũng rất xứng với danh hiệu “Thần Tài”.
Trương Chính Sơ thắp hương và trong miệng lẩm bẩm nói những lời cầu nguyện. Sau đó ông ta để cho Triệu Hùng và những người khác lần lượt lên dâng hương cho “Thẩm Vạn Tam”.
Sau khi thắp hương xong Trương Chính Sơ mới dẫn Triệu Hùng và những người khác vào trong nhà.
Lúc đến nhà họ Trương, Thẩm Văn Hải vừa nhìn thấy vợ của Trương Chính Sơ liền vui vẻ gọi: “Cô họ!”
Triệu Hùng nghe Thẩm Văn Hải gọi như vậy có chút mơ hồ.
Tại sao lúc thì gọi trưởng thôn là “Trương Đại Hữu” rồi lại gọi vợ của trưởng thôn là “cô họ”. Sau đó nghe Trương Chính Sơ giải thích mới hiểu được mối quan hệ giữa họ.
Hóa ra vợ của Trương Chính Sơ họ Thẩm. Có điều không phải là gia đình “Thẩm” mà là theo dòng họ “Thẩm Thị” vì vậy bà ấy và Thẩm Văn Hải không có quan hệ huyết thống cho nên Thẩm Văn Hải mới luôn gọi vợ của thôn trưởng là “cô họ”.
Vợ của Trương Chính Sơ tên là Thẩm Nga, bà ấy là một người phụ nữ hiền lành. Chỉ đang tiếc là thời gian trôi nhanh, bà ấy bây giờ cũng đã năm mươi tuổi rồi, trên mặt cũng đã sớm xuất hiện những nếp nhăn.
Thẩm Nga rất vui khi nhìn thấy Thẩm Văn Hải bình an quay về và cảm ơn đồng thời bày tỏ sự biết ơn đến Triệu Hùng và những người khác.
Bà ấy bảo chồng Trương Chính Sơ của mình ở cùng với Triệu Hùng và những người khác còn bản thân thì đi nấu ăn.
Thịt ba chỉ đã được làm sẵn ở nhà, nem cuốn cũng đã được tẩm ướp và có không ít các thực phẩm được tích trữ bởi vậy những người sống trên núi một tháng chỉ đi mua hai ba lần là đủ sống được một tháng.
Triệu Hùng cùng Trương Chính Sơ vừa uống trà vừa nói chuyện.
“Trưởng thôn, tôi vừa nhìn thấy Thần Tài mà mọi người thờ cúng hình như là Thẩm Vạn Tam của triều đại nhà Hoàng phải không?” Triệu Hùng cố ý hỏi Trương Chính Sơ.
Trương Chính Sơ kinh ngạc nhìn Triệu Hùng: “Anh biết Thẩm Công sao?”
Triệu Hùng gật đầu nói: “Tôi rất thích lịch sử của triều nhà Đường và triều nhà Hoàng bởi vậy cũng biết một chút chuyện về Thẩm Vạn Tam.”
Trương Chính Sơ cũng không nghi ngờ gì cả, ông ta làm sao mà biết được rằng Triệu Hùng là con cháu của ngũ đại gia tộc cơ chứ.
Trương Chính Sơ giải thích với Triệu Hùng: “Người dân Tài Trang chủ yếu có hai họ, một họ Thẩm còn một họ Trương, trong thôn tổng cộng có bốn mươi sáu hộ gia đình. Đại đa số người họ Thẩm trong thôn đều là con cháu của Thẩm Công hoặc cũng là con cháu của dòng họ Thẩm mà Thẩm Công còn là ân nhân của nhà họ Trương chúng tôi. Vì vậy chúng tôi mới thờ cúng Thẩm Công.”
Triệu Hùng nghe xong liền nghiêm mặt hỏi Trương Chính Sơ: “Trưởng thôn, tổ tiên của ông là Trương Sĩ Thành đúng không?”
“Đúng vậy, là Trương Công.” Trương Chính Sơ gật đầu nói.
Triệu Hùng không ngời rằng những lời đồn đại đó lại là thật.
Theo truyền thuyết thì sau khi Thẩm Vạn Tam trở nên giàu có ông ấy đã từng ủng hộ chính quyền Đại Chu của Trương Sĩ Thành. Hai người rất thân thiết, sau khi Thẩm Vạn Tam bị giết Trương Sĩ Thành đã viết cho ông một tấm bia.
Thật không ngờ con cháu của hai gia tộc từ trước đến nay đều sống ẩn dật trong núi sâu này.
Nếu không phải do Thẩm Văn Hải dẫn đường đến “Tài Trang” thì cái vị trí này căn bản là không thể tìm được trên bản đồ.
Sau đó Triệu Hùng mới biết Thẩm Văn Hải là con cháu của Thẩm Vạn Tam và cũng hiểu tại sao những người trên bàn thờ lại muốn giết Trung Dũng.
Anh liền giả vờ quan tâm đến lịch sử triều đại nhà Hoàng nên hỏi Trương Chính Sơ: “Thôn trưởng, họ Thẩm chỉ còn lại một chi nay thôi sao?”
“Nghe nói họ Thẩm ở Hải Nam mới là dòng họ phát triển chỉ có điều hình như đã bị xóa sổ. Bây giờ ở vùng Hải Nam không biết có còn con cháu nào của Thần Công nữa không.”
Lúc còn nhỏ Triệu Hùng sống ở Hải Nam. Lúc đó anh vẫn còn nhỏ nên không hề biết gia đình mình đã xảy ra những chuyện như vậy. Trong ấn tượng của anh thì anh chưa bao giờ nghe bố mẹ nói về chuyện của nhà họ Thẩm.
Sau đó Triệu Hùng lại hỏi Trương Chính Sơ về chuyện bố mẹ của Thẩm Văn Hải bị giết.
Trương Chính Sơ nói với Triệu Hùng, hôm đó vào một đêm giông bão có ít nhất hai mươi người mặc đồ đen ở trong “Tài Trang”. Bọn chúng chỉ cần gặp người là giết, gặp người là chém, ngoài cái chết của bố mẹ Thẩm Văn Hải thì Tài Trang cũng chết hơn mười mạng người nữa. May mắn là có một cao nhân giúp đỡ nên “Tài Trang” mới được an toàn.
Hôm đó Trung Dũng đã liều mình để cứu Thẩm Văn Hải sống sót.
Triệu Hùng cau mày hỏi Trương Chính Sở: “Họ Thẩm Thị không còn ai sống sót sao?”
Trương Chính Sơ thở dài nói: “Họ Thẩm Thị mọi thứ khác đều giống với vợ Thẩm Nga của tôi, mặc dù cũng mang họ Thẩm nhưng không có mối quan hệ trực tiếp với nhà họ Thẩm. Họ Thẩm Thị chỉ còn một người tên là Thẩm Tấn Phát, là chú của Thẩm Văn Hải. Đáng tiếc rằng Thẩm Tấn Phát sau khi trải qua vụ thảm sát đã quá kinh hãi nên bị điên.”
Trương Chính Sơ gật đầu.
“Ngài Hùng, sao hôm nay Trung Dũng không trở về cùng với Thẩm Văn Hải?”
Triệu Hùng cảm thấy nên nói cho Trương Chính Sơ biết sự thật: “Trung Dũng chết rồi.”
Vừa nói xong liền nghe thấy một tiếng “cạch”, có thứ gì đó vừa rơi vỡ.
Triệu Hùng và Trương Chính Sơ quay lại nhìn thì thấy Thẩm Văn Hải đứng cách đó không xa, trên mặt đất có vài mảnh vụn của chiếc đĩa.
Lên google tìm kiếm từ khóa truyenazz để đọc những truyện ngôn tình, tổng tài nhanh và mới nhất nhé! Bên khác copy sẽ thiếu nội dung chương đó ạ!