Vụ việc của Chu Sinh không chỉ dấy lên làn sóng tranh luận, còn đi cùng với hàng loạt các vụ kiện tổn thất lên đến tỉ đồng.
Trần Vĩ và Chu Sương bị bỏ tù. Đám bạn cũng bị tạm giam và phạt công ích. Nhi Sương và Tề Viện dựa vào tài lực của gia đình, chỉ bị phạt hành chính. Cánh nhà báo cũng được một vố sứt đầu mẻ trán chạy án.
Mà công ty của Tần Hà Vũ với tội danh truyền bá hình ảnh không phù hợp, bắt giữ người trái phép, nhục mạ hình ảnh người khác cũng đều bị triệu tập lên toà.
Sau này có người ghi chép lại còn bảo, đây là tổn thương địch một ngàn, tự hại tám trăm. Nhưng ít ra bọn họ vẫn lời lấy hai trăm.
Tần Chung vận dụng quan hệ của bản thân, chạy án cho hai đứa con. Thành công giúp Chu Sinh và Tần Hà Vũ không phải bỏ tù, nhưng Chu Sinh phải đi lao động công ích. Việc này khiến Tần Hà Vũ không vui, muốn thay cậu chịu tội nhưng Chu Sinh không đồng ý.
Lao động công ích xã hội kéo dài một tháng, Chu Sinh cũng không nề hà việc này. Cậu cầm chổi quét tại các khu đường phos, còn có dọn dẹp các khu công cộng. Thời điểm này không có thiên tai, nên là Chu Sinh không cần phải di chuyển tới các khu tị nạn hỗ trợ người dân.
Tần Hà Vũ nhìn mà xót thương người không thôi, lại chẳng thể làm gì. Lúc Chu Sinh trở về nhà, còn nói muốn tổ chức từ thiện phát đồ ăn, nước uống cho những người ở công viên.
Vốn bọn họ định lên kế hoạch vào thời điểm nửa tháng trước, không ngờ tới vì vụ kiện mà tạm thời dừng lại. Sầm Thuỷ lúc nghe tin liền tức tốc cấp vốn cho Chu Sinh làm từ thiện.
Mặc kệ cánh nhà báo hay các blogger nói Chu Sinh mua danh tiếng, tự mình tạo độ thu hút, cậu vẫn cần mẫn làm. Chu Sinh nhìn tràng hạt gỗ bản thân luôn đeo ở trên tay. Cậu tin bản thân càng tích nhiều đức, Quả Quả sẽ sớm trở về lại bên cậu.
Tần Hà Vũ lúc nghe lý do Chu Sinh kiên trì với hành động của bản thân, anh còn trầm ngâm hồi lâu. Sau đó tự mình trở lại ngôi chùa ở cạnh khu nhà tang lễ bệnh viện.
Nhà sư ở trong đó đã toạ hoá một tuần trước. Trong chùa là một người trẻ tuổi xa lạ khác, lúc nghe lý do Tần Hà Vũ tới, anh ta chắp tay niệm câu nhà Phật, sau đó tìm kiếm đưa cho Tần Hà Vũ chiếc hộp gỗ sơn đỏ.
"Sư phụ tôi có căn dặn, nếu thí chủ trở lại, hãy đưa hũ này cho thí chủ."
Bên trong chiếc hộp gỗ sơn đỏ là một chiếc vòng tay khác, nhìn qua giống như là một cặp với của Chu Sinh. Cùng với đó là một tấm bùa viết bằng mực đỏ. Hai chữ "cầu con" tuy không được thanh thoát đẹp đẽ nhưng lại rất có lực.
"Hai thứ này sử dụng như nào thì được?" Tần Hà Vũ đóng lại nắp hộp, chắp tay đáp lễ.
"Tuỳ tâm sử dụng." Nhà sư trẻ ý vị thâm tường đáp.
Tần Hà Vũ mang đồ về nhà, đem vòng tay mình đèo. Bùa gấp gọn, làm thành một chiếc vòng cổ. Trong nhà cũng nhiều thêm một bức tượng gỗ khắc hình đứa bé. Là Sầm Thuỷ đi chùa cầu con mang về. Tần Hà Vũ thuận theo, đeo chiếc vòng cổ lên bức tượng gỗ, thờ phụng mỗi ngày.
Mọi việc đều nhàn nhã trôi qua, có những thứ ăn khớp với nhau khiến người ta không khỏi hoài nghi. Nhưng nhìn đi nhìn lại, chỉ coi đó là lẽ đời thường tình.
...****************...
Chuyên mục giải đáp thắc mắc (đã được tỉnh lược đơn giản):